“Tuyển” = Tiền + nổi tiếng

(TT&VH) - Dù thành công hay thất bại, cầu thủ vẫn “lời” to sau khi trở về từ tuyển. Bỏ qua khoản tiền thưởng (khi đội bóng chơi thành công), cầu thủ sẽ nhận được những đề nghị, những lời mời cực hấp dẫn. Cái “mác tuyển thủ” đã được khai thác một cách triệt để.

15.6037

Đó là công thức bất di bất dịch, của bóng đá, chứ chẳng riêng gì ở VN. Tiền, đồng nghĩa với sự nổi tiếng, vậy đằng sau sự nổi tiếng là gì, nếu không phải là tiền? Một quốc gia, với cả trăm, cả nghìn cầu thủ, chỉ chọn ra được hơn 20 người, thì hẳn họ phải tài và trội hơn số còn lại. Giá trị thương mại của họ chắc chắn cũng cao hơn.

Trước Tiger Cup 2002, dười thời Henrique Calisto “tập 1”, Trường Giang khá vô danh trong làng bóng đá VN. Anh đá cho đội bóng hạng nhất Tiền Giang và là đội trưởng ở đấy. Hết! Trở về (với tư cách thành viên ) của ĐTVN, Trường Giang được rao bán với giá hơn 1 tỷ đồng.
 
Dù thành công hay thất bại, cầu thủ vẫn “lời” to sau khi trở về từ tuyển

Vì sợ mang tiếng xấu phá giá thị trường, Bình Dương và Tiền Giang khi đó thống nhất chỉ báo giá 600 triệu. Không ai phủ nhận khả năng của Trường Giang, song chắc chắn anh sẽ không cao giá đến thế, nếu không lên tuyển. Người ta ngầm hiểu rằng, tuyển là con đường ngắn nhất để “nâng giá” bản thân.
 
Trước đây, trợ lý ngôn ngữ Ngô Lê Bằng từng băn khoăn, khi báo chí “kết tội” các tuyển thủ. “Tôi không hiểu các bạn dựa trên những cơ sở, hay tiêu chí gì, để đánh giá phẩm chất của một tuyển thủ. Tôi đã đọc những bài báo viết về ĐTVN, dưới thời Alfred Riedl và tôi cho rằng, nó không công tâm. Có người bị cho là “chân gỗ”, rồi hết “date”… Tuyển thủ, họ đại diện cho rất đông những đồng nghiệp còn lại, nên chắc chắn, họ phải hơn nhiều phần còn lại ấy về cả chuyên môn, lẫn phẩm giá” – ông Ngô Lê Bằng khẳng định. Vì vậy ở VN, những người đắt nhất, ắt hẳn đã, đang hoặc sẽ phải khoác áo ĐTQG.

Giờ thì các tuyển thủ VN lại đang phải đau đầu, với số tiền vài trăm triệu mỗi người, mà họ được hứa sẽ nhận (dù so với giá trị chuyển nhượng của họ chẳng đáng là bao). Hàng loạt các câu hỏi, những cắc cớ, khiến họ rất khó để chuyên tâm thi đấu.

Khó có thể trách các cầu thủ, khi cách đây hơn 3 năm, hồi SEA Games 2005, “vấn nạn” này đã diễn ra. Chuyện ấy hạ hồi phân giải hẵng rõ!

Xem chừng thì làm việc với CLB, chắc ăn hơn nhiều, so với trên tuyển. Bởi đơn giản, ở CLB, cầu thủ vẫn thường nắm đằng chuôi, với khoản tiền “lót tay”, mức lương ký quỹ khổng lồ.
 
Tùy Phong
Ý kiến độc giả (0)
Xem thêm
Gửi ý kiến
Chọn avatar
Họ tên*
Email*
Tin khác
  • Trận Việt Nam – Lebanon: HLV Calisto: “Không có chỗ cho những thử nghiệm”  (14/01/2009 08:02)

  • Chùm ảnh: ĐTVN duyệt quân trước giờ xung trận gặp Lebanon  (13/01/2009 07:48)

  • Lee Nguyễn & cái bóng của “Sắc”   (13/01/2009 02:35)

  • Cúp Hoàng đế Quang Trung, Bình Định lại thắng: “Chất” Dương Ngọc Hùng   (13/01/2009 01:21)

  • Câu chuyện thể thao: Nỗi ám ảnh ma túy trở lại  (13/01/2009 11:19)

Đọc nhiều nhất
Video

Truy cập nhanh
Bình luận mới nhất
  • Trong bài:
  • Trong bài:
  • Trong bài:
  • Trong bài:
  • Trong bài:

Tin Audio TTXVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]