7 nguồn nước thiêng nổi tiếng thế giới

(Kiến Thức) - Hồ tắm ở đền Pura Tirta Empul, Hồ Cater... là nguồn nước thiêng nổi tiếng gắn liền với những truyền thuyết về các vị thần.

0
 1. Hồ tắm ở đền Pura Tirta Empul (Bali, Indonesia): Ngôi đền Pura Tirta Empul ngàn năm tuổi này xây xunh quanh một con suối và bể bơi đặc biệt. Nguồn nước thiêng trong đền được chứa trong bể bơi hình chữ nhật thông qua một lớp trầm tích.


 Theo truyền thuyết của người Bali, trong trận chiến giữa thần Indra và ác ma Mayadanawa, ác ma Mayadanawa đã làm nhiễm độc các dòng sông và làm cho hàng trăm người bị bệnh, nên thần Indra đã tạo ra nước tinh khiết và thiêng liêng để chữa bệnh cho họ. Vì vậy, hơn một ngàn năm qua, người dân Bali tới đây đắm mình trong dòng nước thiêng để chữa bệnh và giúp tinh thần thư thái.

 2. Roman Bath (Hồ tắm La Mã): Đây là di tích linh thiêng của nền văn minh La Mã cổ đại trên miền bắc thành phố nước Anh. Roman Bath được người cổ đại coi là một mạch nước thiêng vì qua hàng ngàn năm nhiệt độ nước trong hồ luôn nóng tự nhiên ở 460 độ C với dung tích hồ 1.170.000 l.  Vì vậy, đối với người cổ đại, hiện tượng siêu nhiên này chỉ có thể là tác phẩm của các vị thần. Ngôi đền đầu tiên thờ nữ thần Sulis của các mạch nước ở Bath được người Celt xây dựng vvào năm 60 -70 sau công nguyên.

 Sau khi người La Mã xâm lược Anh, thần Sulis được đồng hóa với nữ thần Minerva của người Hy Lạp, tuy nhiên, cái tên Sulis vẫn tiếp tục được dùng. Đồng thời người La Mã đã xây dựng hệ thống bể nước nóng, ấm và lạnh nhằm phục vụ cho đội quân của hoàng đế Claudius. Trong thời gian này, khu vực Bath nổi tiếng với sức mạnh chữa bệnh của nữ thần trong ngôi đền lớn cùng với nguồn hồ nước nóng quanh năm đã thu hút nhiều du khách trên khắp đế chế La Mã.

 3. Hồ Cater, Mỹ: Cater là hồ nước tuyệt đẹp nằm trên dãy núi Cascade của Oregon, được hình thành cách đây khoảng 7.700 năm sau sự phun trào của núi lửa Mount Mazama. Đây cũng là nơi thiêng liêng với bộ tộc thổ dân da đỏ Bắc Mỹ  Klama, được bao bọc bởi nhiều truyền thuyết hoang đường. 

  Một trong những truyền thuyết nổi bật về hồ Cater là truyền thuyết kể về cuộc giao chiến giữa hai vị thần: Skell (thủ lĩnh linh thiêng của hồ Cater) và Llao (thủ lĩnh vĩ đại của xứ Klamath Marsh ở phương Nam). Họ là những nhân vật huyền thoại bất tử của núi Llao và núi Skell Head. Hai vị thần đều sống tại hồ Crater. Ban đầu, họ vui sống thuận hòa với nhau, nhưng sau đó nhiều mâu thuẫn giữa họ đã xảy ra. 

Thần Skell bị giết gần chân núi, môn đồ của thần Llao mang trái tim Skell về ăn mừng chiến thắng nhưng sau đó, môn đồ của thần Skell đã đánh cắp trái tim và hồi sinh cho thần Skell. Trong trận chiến cuối cùng, thần Llao đã bị giết chết và bị ném xác xuống hồ cho cá và quỷ dữ ăn thịt. Tuy nhiên, sinh vật dưới hồ trung thành với thần Llao nên đã không ăn thịt và nơi đầu ông bị ném xuống biến thành đảo Phù Thủy. Cuối cùng, để mang lại hòa bình cho trái đất, thần Skell đã hóa mình thành hồ nước có màu xanh là hồ Cater. 

 4. Suối nước nóng Hammamat Ma'in (Jordan): Hammamat Ma'in gồm nhiều suối nước nóng và thác nước nằm giữa Madaba và Biển Chết ở Jordan. Theo Kinh Thánh, hoàng đế Herod thường tắm ở suối nước nóng này để chữa bệnh và ông cũng cho xây dựng một biệt thự gần Mukawer. Hơn nữa, theo truyền miệng, biệt thự này còn là nơi Salome khiêu vũ và nơi nhà giảng đạo John the Baptis bị chặt đầu.

  Đây là các thác nước có nguồn gốc từ đồng bằng trên cao, đổ thành khoảng 100 suối nước nóng trong khu vực ở Jordan. Nước được đun nóng tự nhiên bởi dung nham dưới lòng đất, cách mặt đất khoảng 260 mét và có nhiệt độ khoảng 45 độ C.

 5. Những hồ nước nóng trong thành phố Hierapolis: Hierapolis có nghĩa là “thành phố linh thiêng” được người xưa tin rằng, thần Apollo đã gây dựng thành phố này. Hierapolis được nhắc đến trong Kinh Thánh duy nhất một lần, khi Thánh Paul ca tụng Epaphras - một người đạo Kito giáo đến từ Colossae, trong bức thư gửi tới những người Colossae.
 Những hồ nước nóng ở Hierapolis được coi là “ao nước thiêng” có thể chữa bệnh. Du khách tin rằng, đắm mình trong làn nước nóng ấm nơi đây sẽ xóa tan được mọi phiền não trong lòng.

 6. Hồ Manasarovar: Đây là hồ nước ngọt cao nhất trên thế giới, nằm dưới chân núi Kailash ở Tây Tạng. Đồng thời hồ thiêng Manasarovar là nơi hành hương cho các tín đồ Phật giáo và Hindu giáo. Theo truyền thuyết của đạo Hindu, thần sáng tạo Brahma tạo ra hồ Manasarovar làm nơi thích hợp cho các nghi lễ tôn giáo.
 Nhiều người nói rằng, Thần có 12 người con trai sùng đạo và sống khổ hạnh trên mảnh đất khô cằn này. Vì vậy, Thần đã tạo ra hồ thiêng Mansarovar là nơi cho các con trai rèn luyện bản thân. Còn theo một số truyền thuyết của Phật giáo, mẹ Thích Ca Mâu Ni được các vị thần đưa tới đây để tắm trong dòng nước thiêng cho tới khi cơ thể thuần khiết. Sau đó, bà nhìn thấy một con voi trắng chạy từ núi Mount Kailash, khi ấy Phật Thích Ca Mâu Ni mới bắt đầu được thụ thai.


  7. Giếng của Thánh Augustine, Cerne Abbas, Anh: Giếng thiêng này còn được nhiều người biết đến với tên gọi “giếng Bạc”, nằm trong một ngôi làng trong hạt Dorset ở miền Nam nước Anh. Theo truyền thuyết, trong một lần Thánh Augustine (mất năm 604 TCN) tới thăm hạt Dorset và hỏi những cậu bé trông nom gia súc trong thung lũng Cerne rằng, họ thích uống bia hay uống nước. Các cậu bé đã chọn nước. Sau đó, Thánh và những tùy tùng của mình đã đào một cái giếng và hét lớn: “Cerno El”(có nghĩa là "Tôi đã trông thấy Chúa").

  Một truyền thuyết khác về giếng thiêng này, gần với lịch sử hơn đó là giấc mơ về giếng bạc của Thánh Edwold (một nhà tu khổ hạnh sống ở đây vào những năm 800). Ông đi bộ khắp đất nước cho tới Cerne. Ông đã đưa cho cậu bé chăn gia súc một ít bạc để đổi lấy  bia hoặc nước uống. Cậu bé đã dẫn Edwold tới một cái giếng và ông nhận ra đó chính là thứ đã xuất hiện trong giấc mơ của mình. Vì vậy, ông đã xây viện tu khổ hạnh gần giếng và sống ở đây cho tới khi qua đời vào năm 871. Dù giếng St. Augustine có gắn với truyền thuyết nào thì giếng vẫn là nguồn nước linh thiêng nằm dưới bóng của một nhà nguyện qua nhiều thế kỉ. Cho tới nay, nước của giếng Thánh Augustine vẫn được dân làng dùng làm nước uống.



0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]