Làm sao để sứ Thái cho bông màu vàng

Có cách nào lai tạo được cây sứ cho hoa màu vàng? Với những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học công nghệ hiện nay, người ta có thể làm được, nhưng đây đòi hỏi phải có một trình độ kỹ thuật rất cao và phòng thí nghiệm có trang thiết bị hiện đại, những người chơi hoa kiểng tài tử khó có thể thực hiện được. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

0

Tuy nhiên, nếu bạn muốn trên cây sứ lại có hoa màu vàng làm phong phú thêm màu sắc cho cây sứ ghép thì bạn cũng có thể làm được bằng cách ghép cây Huỳnh anh (có hoa màu vàng rất giống với hoa sứ Thái) với cây sứ Thái. Việc lắp ghép này không đến nỗi khó lắm, miễn là bạn kiên trì.

Cây huỳnh anh có hai loại cây chính, một loại lá lớn, hoa lớn (loại này cho ít hoa), một loại lá nhỏ, hoa nhỏ, (loại này cho rất nhiều hoa). Cả hai loại này đều cho hoa màu vàng, điều đặc biệt là từ nụ đến hoa đều rất giống hoa sứ Thái (nếu ngắt ra khỏi cây rất nhiều người tưởng lầm là hoa sứ Thái). Để cây ghép sau này đẹp, bạn nên chọn loại có lá nhỏ mà loại này không những cho nhiều hoa mà lóng cành cũng ngắn, dễ tạo dáng và phù hợp với vóc dáng nhỏ nhắn của cây Sứ ghép hơn.

  • 1

    Trước hết bạn kiếm một cây hoa sứ Thái có bộ dễ lớn để làm gốc ghép. Đào nhổ cây lên, dùng vòi nước sịt rửa cho sạch đất trong bộ rễ, để dáo nước rồi dùng dao sắc cắt bỏ những rễ mọc không theo ý muốn của mình, cắt tỉa bỏ hết cành (giống như khi cắt tỉa tạo tán cho cây sứ ra hoa vào dịp Tết ).

  • 2

    Cắt xong dùng vôi nhão bôi lên vết cắt để khử trùng tránh vi khuẩn và nấm bệnh gây thối, sau đó treo cây vào chỗ mát, có mái che. Khoảng một tháng sau khi thấy cây héo, hoi mềm thì dùng mũi khoan có đường kính khoảng 5 - 6mm khoan một lỗ từ chỗ chãng hai xuyên qua thân xuống rễ (Nếu mũi khoan ngắn có thể hàn thêm một đoạn sắt phía trên để mũi khoan dài thêm).

  • 3

    Khoan xong dùng vôi nhão khéo léo bôi vào phía trong chỗ vừa khoan để khử trùng chỗ vừa bị tổn thương do khoan, treo cây sứ trở lại vị trí cũ, chờ một thời gian chỗ khoan khô nhựa tạo mô sẹo.

  • 4

    Đồng thời với thời gian xử lý cây sứ thái bạn cắt một số cành của cây huỳnh anh (cành bánh tẻ, cắt dài 20 - 30 cm, giâm vào bầu đất nhỏ cho cành ra rễ).

  • 5

    Khi lỗ khoan đã khô nhựa lấy một cành huỳnh anh (đã ra rễ) tỉa bỏ lá, khéo léo luồn đầu ngọn của cành vào lỗ khoan phía dưới của gốc cây sứ Thái luồn lên trên, đến khi rễ của cành giâm nằm ở vị trí cùng với rễ của cây sứ thì dừng lại, sau đó đem cây sứ trồng vào chậu, chăm sóc bình thường giống như bạn sử lý cây hoa sứ vào dịp Tết.

  • 6

    Sau khi trồng một thời gian cây huỳnh anh sẽ ra tược mới và phát triển thành cây và cho hoa màu vàng. Cùng với màu hoa sẵn có trên cây sứ ghép, bạn đã có thêm màu vàng của huỳnh anh nhìn rất đẹp và lạ mắt.

  • 7

    Muốn tỷ lệ thành công cao, bạn nên chú ý một số điều sau đây:

    - Không nên khoan ngay khi cây sứ còn tươi (chưa héo) vì dễ làm hư thối chỗ khoan.

    - Mũi khoan phải thật chắc để lỗ khoan sắc gọn, không bị bầm giập.

    - Trước  khi khoan phải khử trùng mũi khoan bằng cồn 90 độ, tốt nhất đốt trên ngọn lửa của đèn cồn.

    - Khoan xong phải chờ cho lỗ khoan khô nhựa và tạo mô sẹo mới luồn cành huỳnh anh vào.

    - Sau khi trồng chỉ tưới nước vừa đủ ẩm vào gốc, tránh tưới vào lỗ khoan, dễ làm chỗ khoan bị thối.

    Trên đây chỉ là những hướng dẫn có tính chất cơ bản, muốn có tỷ lệ thành công cao bạn nên tập thử vài lần (trên những gốc sứ bình thường) khii nào đạt kết quả tốt mới áp dụng trên những gốc sứ đẹp mà bạn yêu thích. Chúc bạn thành công.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]