Phòng tránh những lỗi thường gặp khi xây nhà

Xây nhà là một công việc phức tạp, nếu chủ nhà thiếu kinh nghiệm làm việc với thầu xây dựng sẽ khiến gia chủ "đau đầu" bởi chỉ có thể phát hiện ra khi công trình đã được đưa vào sử dụng như: móng lún, tường gồ ghề, nứt tường…

31.1906

Theo nhiều thợ nghề chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp sẽ có một vài "mẹo" đơn giản nhưng lại rất hiệu quả để phòng tránh được những hệ lụy này:

1. Hiện tượng lún móng

Chị Hoàng Kim Phúc, chủ nhà ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang cho biết: “Tui là phụ nữ, lần đầu xây nhà giao phó hết cho mấy ông thầu, đến chừng dọn vô ở được 1 năm thì tường bắt đầu nứt, cho người đến kiểm tra thì họ kết luận khâu làm móng không kỹ dẫn đến hiện lượng lún nên tường bị nứt”. Chị kể phải bỏ ra rất nhiều tiền để gia cố lại móng mà mất thời gian và nhiều bực bội kéo dài.

Chúng tôi gặp gỡ nhà thầu Nguyễn  Tuấn Quý tại cuộc thi Chiếc Bay Vàng 2014 do Xi măng Holcim Việt Nam tổ chức  ở tỉnh Kiên Giang để hỏi về vấn đề này, anh cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân gây lún móng, đa phần là do  nhà thầu hoặc kỹ sư thiết kế không tìm hiểu kỹ kết cấu của địa chất để thiết kế móng cho phù hợp và sơ ý trong khâu chọn vật liệu xây dựng dẫn đến chất lượng công trình không được đảm bảo. Nhà thầu Tuấn Quý chia sẻ thêm: “Ngay từ khâu làm móng nên tính toán và kiểm tra kỹ lưỡng phương án thi công móng sao cho phù hợp với từng khu vực địa chất.  Bên cạnh đó nên chú ý đến vật liệu xây dựng khi làm móng, ngoài phần cốt thép đạt chuẩn, vật liệu bê tông cũng đóng góp không nhỏ vào độ bền của móng. Nên chọn loại  xi măng có hoạt chất Power-S làm tăng độ đặc chắc cho bê tông, giúp bê tông có cường độ chịu lực cao, chống thấm tốt, từ đó gia tăng tuổi thọ công trình”.

 

Tính toán và kiểm tra kĩ lưỡng việc thi công nhằm mang lại những giá trị bền vững cho công trình về lâu dài

2. Các vấn đề về tường: nứt, gồ ghề.

Bên cạnh chất lượng công trình, yếu tố thẩm mỹ cũng được chủ nhà quan tâm. Anh Huỳnh Tiến Lợi, chủ nhà ở Phường 2, Cần Thơ cho biết: “Tôi xây nhà vào năm 2003, hồi đó tôi nghĩ nhà trệt không cần đầu tư nhiều, kêu thợ tay ngang là được rồi. Ngờ đâu tay nghề của thợ còn non dẫn đến tình trạng tường bị gồ ghề, có chỗ còn bị nứt xấu hết chịu nổi”.

Đây là vấn đề khá khó chịu đối với gia chủ khi ngôi nhà mới của mình lại xuất hiện  các vết nứt hoặc  những chỗ ghề trên tường. Trao đổi với các nhà thầu tại cuộc thi Chiếc Bay Vàng 2014, được biết nguyên nhân gây nứt tường thường do hai nguyên nhân chính: lún móng gây mất đồng đều trong  hệ kết cấu làm tường bị nứt và thi công tường sai kỹ thuật. Để phòng tránh trường hợp tường nứt do lún móng cần cẩn thận ngay từ khâu thiết kế và thi công móng.

Để tường phẳng đẹp, bền chắc thì phải đảm bảo tỉ lệ trộn vữa và đòi hỏi tay nghề khéo léo của người thợ

 Giải đáp về vấn đề tường nứt, gồ ghề do thi công sai kỹ thuật, nhà thầu Đoàn Văn Bỷ, huyện Tam Bình, Vĩnh Long đưa ra giải pháp:“Để tường phẳng đẹp, bền chắc và tránh bị nứt thì vữa trộn phải đảm bảo đúng tỉ lệ cấp phối trộn cho vữa tô trát. Thợ phải trát đều tay, xoa mặt sao cho thật khéo. Theo cá nhân tôi, xi măng Holcim có hoạt chất Power-S khi tô tường thì vữa mới dẻo, đi bay nhẹ tay, bám dính tốt”. 

 

Một bức tường  bền đẹp phải đảm bảo độ cứng chắc, không lồi lõm và bề mặt láng mịn.

 

Chiếc Bay Vàng 2014 do Holcim Việt Nam tổ chức là cuộc thi chuyên nghiệp đầu tiên dành cho nhà thầu ưu tú với quy mô lớn nhất (hơn 1.000 hồ sơ đăng ký tham dự) và phạm vi rộng nhất (trên 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long). Trong suốt quá trình thi, nhà thầu cũng được trải nghiệm sản phẩm xi măng đa dụng Holcim Power-S  giúp “Bền móng mịn tường”. “Chiếc Bay Vàng 2014” toàn miền dự kiến diễn ra ngày 11/10/2014 tại tỉnh Bến Tre.

 

L.A

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]