5 Chỉ Số Cần Phải Có Đối Với Nhà Đầu Tư Giá Trị

Nếu bạn là một nhà đầu tư giá trị, sẽ không có “giải pháp toàn diện” để phân tích cổ phiếu. Mặc dù vậy, các nhà đầu tư thành công sẽ mách bạn cách sử dụng những chỉ số cơ bản để kiếm lợi nhuận trong đầu tư . Đó là lý do tại sao bạn cần phải lưu ý đến những chỉ số quan trọng này.

0

 

Là một nhà đầu tư giá trị, khi nhắc đến sức khỏe của công ty, bạn cần đặt các nguyên tắc cơ bản lên hàng đầu. Cụ thể các nguyên tắc bao gồm các dữ liệu tài chính và hoạt động của công ty, những nguyên tắc này đều được ưa thích bởi một số các nhà đầu tư thành công nhất trong lịch sử, trong đó có những cái tên như George Soros và Warren Buffett. Không có gì ngạc nhiên khi biết một cách chi tiết các con số tài chính của doanh nghiệp- như thu nhập trên mỗi cổ phiếu hay mức tăng trưởng doanh thu, có thể giúp những nhà đầu tư tinh tường nhanh tay gặt hái những cổ phiếu đang bị thị trường đánh giá thấp.

 Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các số liệu được tạo ra như nhau – chỉ có một số là xứng đáng được sự chú ý của bạn. Dưới đây là năm yếu tố cơ bản cho danh mục đầu tư giá trị của bạn.

 1. Chỉ số P/E

Chỉ số P/E ( giá cổ phiếu/ thu nhập của 1 cổ phiếu) không chỉ là một trong những chỉ số cơ bản được biết đến nhiều nhất, nó còn được đánh giá là một trong những chỉ số giá trị nhất. Tỷ lệ P/E chia giá cổ phiếu thị trường cho thu nhập tính trên mỗi cổ phiếu để rút ra một giá trị đại diện cho giá mà nhà đầu tư sẽ chịu bỏ ra cho mỗi $1 thu nhập của công ty.

Tỷ lệ P / E là rất quan trọng vì nó cung cấp thước đo để so sánh giá trị giữa các công ty. Bạn nên chọn đầu tư vào cổ phiếu với tỷ lệ P/E thấp hơn cổ phiếu của công ty khác nhưng cùng một mức độ hoạt động tài chính bởi bạn sẽ tốn ít vốn trên một cổ phiếu hơn.

Tuy nhiên, tỷ lệ P / E sẽ không còn giá trị nữa khi bạn sử dụng nó với mục đích so sánh giữa các công ty thuộc các ngành, lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

Hoàn toàn hợp lý khi thấy chỉ số P/E của cổ phiếu viễn thông chỉ dưới ngưỡng 20, hay P/E của cổ phiếu ngành công nghệ cao xấp xỉ 40 cũng là điều bình thường. Tỷ lệ P/E có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng thể giá trị của một cổ phiếu chỉ khi bạn đang áp dụng chúng để so sánh các thực thể trong cùng ngành liên quan.

 2. 

Nếu tỷ lệ P / E là một chỉ số tốt biểu thị rõ vốn nhà đầu tư sẵn sàng đổ vào cho mỗi đô la thu nhập của công ty, thì tỷ lệ giá/ giá trị sổ sách (hoặc P/B) chỉ ra những gì các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho mỗi đô la tài sản của công ty. Tỷ lệ P / B tính bằng giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.

Loại trừ giá trị tài sản vô hình là một yếu tố quan trọng của tỷ lệ giá trị sổ sách. Nó có nghĩa là tỷ lệ P/B chỉ ra những gì các nhà đầu tư đang trả tiền cho tài sản hữu hình thực tế, không phải là tài sản vô hình. Như vậy, chỉ số P/B được xem là một thước đo tương đối bảo thủ.

Chỉ số P/B sẽ trở thành một cản trở lớn trong việc đánh giá hiệu quả một doanh nghiêp mà phần lớn giá trị của doanh nghiệp ấy nằm ở tài sản vô hình. Tuy nhiên, đối với hầu hết cổ phiếu, tỷ lệ P / B = 1,5 hoặc ít hơn sẽ là tiền đề tốt để chỉ ra được giá trị bền vững cho cổ phiếu doanh nghiệp.  

3. Tỷ lệ nợ / vốn (Debt/Equity) 

Mỗi nhà đầu tư đều cần phải biết đến cách doanh nghiệp bỏ vốn cho tài sản của nó như thế nào đặc biệt khi nhà đầu tư đang có ý định đầu tư vào giá trị cổ phiếu lớn tiếp theo. Đây chính là lúc sử dụng tỷ lệ nợ / vốn chủ sở hữu. Cùng với P/E, tỷ lệ này cho thấy bao nhiêu phần vốn tài chính của công ty được nhận từ nợ (như các khoản vay hoặc trái phiếu) và vốn chủ sở hữu (như phát hành cổ phiếu) , chỉ số này có thể sẽ khác nhau giữa các các ngành, lĩnh vực kinh doanh.

 Hãy cảnh giác cao đối với chỉ số D/E của các doanh nghiệp đặc biệt khi ngành công nghiệp ấy đang gặp vấn đề khó khăn, đây có thể là dấu hiệu đầu tiên giúp bạn nhận ra tình hình tài chính của doanh nghiệp đang vượt quá mức nợ cho phép.

4.

Không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu được là lợi nhuận của một doanh nghiệp không tương đương với số lượng tiền mặt nó đem lại. Đó là vì các công ty làm báo cáo tài chính dựa trên các quy tắc kế toán của GAAP hay IFRS, chứ không phải là bảng cân đối của tài khoản giao dịch trong ngân hàng. Vì vậy,  một công ty có thể báo cáo rằng họ đạt lợi nhuận khổng lồ trong quý gần đây nhất, mặc dù có thể quỹ tiền mặt của họ chẳng đồng nào.

“Dòng tiền tự do” sẽ quyết vấn đề này. Nó chỉ ra lượng tiền mặt thực tế một công ty còn lại sau các khoản đầu tư vốn. Nói chung, cùng với với tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu, đây là chỉ số lý tưởng để có cái nhìn bao quát về khoản tiền tự do còn dư của doanh nghiệp và chúng đặc biệt quan trọng khi tình hình kinh tế gặp khó khăn.

5. Tỷ lệ PEG

Tỷ lệ P/E với tỷ lệ tăng trưởng (hoặc PEG Ratio), là một phiên bản sửa đổi của tỷ số P/E nhưng có tính đến tốc độ tăng trưởng thu nhập. Lựa chọn cổ phiếu dựa trên chỉ số PEG sẽ là một ý kiến hay để tìm đến những doanh nghiệp đang trên đà phát triển, và có thể sẽ trở thành tiêu điểm của quý sau, nhưng không được đánh giá cao tại thời điểm hiện tại.

 Vượt qua những con số

Khi nói đến đầu tư, con số không nói lên tất cả mọi thứ. Có những lúc định giá thấp là hợp lý, và có những số liệu định tính - như chất lượng quản lý - cũng đều là điều kiện để đánh giá một công ty. Đơn giản rằng một chứng khoán có giá rẻ không có nghĩa là nó xứng đáng được tăng lên về mặt giá trị.

Cuối cùng, cách duy nhất để cải thiện kỹ năng phân tích cơ bản của bạn là đưa chúng vào thực tế. Với năm nguyên tắc cơ bản, bạn sẽ có hướng đi đúng trong việc tìm kiếm và nắm giữ các cổ phiếu bị đánh giá thấp nhất trên thị trường.

 

15.6065--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]