10 Lời Khuyên Giúp Quản Lý Danh Mục Đầu Tư Hiệu Quả

Theo Investopedia- Hoạt động Quản lý danh mục đầu tư (portfolio management) chủ yếu bao gồm quản trị rủi ro, nhưng đôi khi bạn cũng cần phải “dọn dẹp” những thứ cản trở bạn trong việc bám sát mục tiêu đầu tư đề ra ban đầu.

15.6126

Một phần của quá trình này là việc sẵn sàng về mặt tâm lý cho những khoản lợi nhuận lớn. Tư duy đúng đắn được hình thành từ những bước tiến cơ bản. Dưới đây là mười lời khuyên giúp bạn quản lý danh mục đầu tư của mình một cách hiệu quả hơn và giúp “dọn đường” cho những khoản lợi nhuận lớn đến với bạn.

1. Lập kế hoạchch tìm kiếm lợi nhuận

Hãy trả lời câu hỏi sau đây: Nếu tất cả lệnh cắt lỗ của bạn được kích hoạt vào ngày mai, số tiền còn lại là bao nhiêu? Xác định mức lỗ có thể chấp nhận được. Nếu điều này làm bạn không thoải mái, có thể thay đổi một chút. Hãy đề ra kế hoạch kiếm lời và chuẩn bị cho những kết quả khả quan nghĩa là bạn phải luôn giới hạn mức lỗ. Con số lợi nhuận cuối cùng là nhân tố quan trọng và duy nhất cho biết sự thành công của bạn.

2. Đừng khăng khăng giữ một vị thế

Vị thế khi đầu tư quyết định bạn có thu về được lợi nhuận hay không. Bạn cần phải từ bỏ những vị thế không sinh lời! Đầu tư nghĩa là sử dụng tiền để kiếm thêm tiền. Những vị thế không sinh lời được xem là cách sử dụng tiền thiếu hiệu quả cảu đồng tiền đầu tư.

3. Chọn những vị thế có lợi và tránh những vị thế bất lợi

Ý nghĩa của lời khuyên này là bạn phải chắc chắn về xu hướng của giá trước khi quyết định đầu tư. Điểm xoay mức giá cao nhất và thấp nhất cùng lên cao cho biết xu hướng giá tăng. Giao dịch theo xu hướng giá thường giúp bạn kiếm ra tiền. Tự tin vào khả năng bản thân và hiểu rõ những gì bạn đang làm vào mọi thời điểm, bởi quản lí tiền vốn có nghĩa là tập trung vào rủi ro và lợi nhuận.

4. Rà soát và sắp xếp

Hãy lên lịch cố định, hàng tuần hoặc hàng tháng, để rà soát lại tình hình tài chính của mình. Sắp xếp tài liệu và không gian làm việc ngăn nắp. Bộ não của chúng ta chỉ có thể xử lí một lượng thông tin nhất định, bởi vậy hãy loại bỏ những gì không cần đến – ví dụ như danh sách 500 cổ phiếu cần theo dõi và những bài viết chưa chắc bạn đã động tới. Chúng ta chỉ nên tập trung cho những thứ giúp đem lại thành công. 

5. Tập trung vào nguồn thông tin cần thiết

Hiện nay, có tràn lan các nguồn thông tin nên bạn cần giới hạn và chỉ tập trung vào một số nguồn nhất định. Hãy xác định nguồn thông tin phù hợp với mục đích đầu tư của mình, có thể là cổ tức hay tăng trưởng vốn. Còn nếu bạn hỏi về cuốn sách hay nhất cho nhà giao dịch ư, có hàng trăm cuốn sách với những giá trị nhất định nhưng không hề nhắm tới những gì cá nhân chúng ta cần. Một khi đã xác định được mục tiêu, bạn sẽ tìm thấy nguồn thông tin cần thiết cho mình.

6. Xây dựng ngân quỹ

Cẩn thận lên kế hoạch về số tiền dành cho việc đầu tư hoặc dùng làm vốn giao dịch. Điều này nghĩa là đừng giao dịch bằng những khoản vay thế chấp và những khoản tiết kiệm. Những khoản tiền dư ra sau khi tính đến chi tiêu cần thiết và chi tiêu cho tình huống khẩn cấp sẽ được dùng cho đầu tư và hãy chắc chắn bạn chỉ dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư. Bạn cần phải làm ra tiền, biết cách tiết kiệm rồi mới học cách làm nó sinh sôi nảy nở. Ngoài ra, hãy học hỏi trước khi thực hiện đầu tư. Bạn nên tập giao dịch và lên kế hoạch chi tiết cho những bước đầu tư của mình.

7. Xây dựng vốn từ về lợi nhuận

Vốn (capital) – Khoản tiền dôi ra sau khi những nhu cầu thường ngày đã được đáp ứng. Đừng bao giờ dùng tiền trả hóa đơn để đi đầu tư. Tiền vốn là một phần của khoản tiết kiệm có thể mạo hiểm đặt vào hoạt động đầu tư. Ở đây, từ “mạo hiểm” rất quan trọng bởi không có sự đầu tư nào được bảo đảm. Hãy nâng cao vốn của mình bằng những khoản tiền tiết kiệm thường xuyên. Làm giàu không chỉ là kiếm những khoản lợi nhuận lớn mà còn là cố gắng tiết kiệm một khoản từ những đồng tiền mồ hôi nước mắt để khi đem đi đầu tư, nó có thể tăng thêm thu nhập cho bạn.

Tài sản vốn (capital asset) – Tài sản hữu hình được coi là tài sản vốn. Trong kinh tế học tài chính, tài sản vốn bao gồm cổ phiếu và trái phiếu.

Lãi vốn (capital gain) – Sự gia tăng giá trị của một tài sản vốn giúp giá trị tài sản đó cao hơn giá mua ban đầu. Lãi vốn sẽ không được ghi nhận cho đến khi tài sản được đem bán. Lãi vốn có thể ngắn hạn (một năm hoặc ít hơn) hoặc dài hạn (một năm hoặc nhiều hơn) và phải chịu thuế thu nhập. Lỗ vốn xảy ra khi có sự sụt giảm giá trị của tài sản vốn so với giá mua ban đầu.

Lợi nhuận: - 1) Động từ (kiếm lời) - Lý do khiến chúng ta mạo hiểm số tiền của mình. 2) Danh từ: Phần lãi chúng ta giữ.

Trách nhiệm – Tất cả những gì bạn cần làm khi là nhà giao dịch

8. Đánh giá lại những chiến lược của bạn

Bạn có đang mua vào cổ phiếu khi giá trên thị trường đang đi xuống hay không? Hãy quan sát diễn biến tổng thể của thị trường. Tập dần sẽ quen thôi. Muốn hiệu quả, chiến lược phải thay đổi tùy vào thời điểm, và bám sát chu kỳ thị trường. Giá cả có những chu kì mở rộng và thu hẹp, và những nhà giao dịch chuyên nghiệp sẽ tận dụng thời cơ có sẵn trên thị trường để kiếm lời. Khi thất bại, hãy điều chỉnh chiến lược của mình. Thị trường không bao giờ đứng yên, vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên ưu tiên tìm kiếm những bất cập trong kế hoạch mà mình đã đề ra.

9. Xem xét kỹ lưỡng kế hoạch tài chính, giao dịch và đảm bảo các vị thế phù hợp với kế hoạch đó

Bạn có để dành tiền tiết kiệm không? Bạn có quan tâm đến tình hình tài khoản hưu trí cá nhân (Individual Retirement Account) của mình không? Bạn có chốt lợi nhuận khi có lãi không? Vị thế của bạn có thể có lãi, nhưng nó chưa thể coi là lợi nhuận cho đến khi bạn cho nó vào tài khoản ngân hàng. Không một mục tiêu nào có thể thực hiện trong cùng một khoảng thời gian; vì vậy, hãy phân bổ hợp lí từng “bối cảnh” trong bức tranh tài chính toàn cảnh của bạn.

10. Hãy là nhà quản lí tài chính cho chính danh mục của mình

Thoạt đầu, điều này nghe có vẻ to tát. Thực ra, kí séc, thanh toán hóa đơn, và lập kế hoạch tài chính đã khẳng định rằng bạn đang là nhà quản lí tài chính của chính mình – tất cả những gì bạn cần làm là học cách làm đúng đắn! Đừng lên kế hoạch chỉ để giao dịch, mà hãy hướng đến lợi nhuận nữa.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]