Bí quyết chống nứt nẻ bàn chân ngày đông

Mùa đông khí trời rất hanh khô, đôi chân vốn dễ nứt nẻ của bạn sẽ càng nặng hơn khi đông về. Để cải thiện tình trạng này và giữ cho đôi chân, đặc biệt phần gót chân luôn mềm mại, hãy tham khảo bài viết này. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.5818
  • 1

    Giấm và sữa chua

    Cho một ít giấm vào trong sữa chua và trộn chúng lên. Sau đó xoa bóp hỗn hợp đó vào chân, mắt cá chân, gót chân và lòng bàn chân, đặc biệt là giữa các ngón chân. Để khoảng 10 phút thì rửa sạch bằng nước ấm. Cách này sẽ giúp trẻ hóa làn da chân, tẩy các tế bào chết và kích thích sự lưu thông máu.

  • 2

    Dùng kem dưỡng

    Kem dưỡng chống và trị nứt nẻ gót chân, chăm sóc da chân. Sản phẩm được bào chế từ chiết suất thảo mộc thiên nhiên, kết hợp cùng các loại vitamin E, B… có mùi hương hoa cỏ thiên nhiên, thẩm thấu nhanh và sâu vào da, cung cấp lượng dưỡng chất cần thiết giúp làm mềm mịn gót chân.

  • 3

    Ngâm chân

    Buổi tối, ngâm chân trong nước ấm 15 phút, rồi lau khô đi. Sau đó, dùng 1 thìa Vaseline trộn đều với một thìa nước chanh, thoa lên vùng da gót bị nứt. Kiên trì làm trong khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy ngay hiệu quả.

  • 4

    Dùng thảo dược tự nhiên

    Chuẩn bị một lượng tương đương: glyxerin, kem tươi và mật ong. Trộn đều chúng lại sau đó bôi nhẹ nhàng hỗn hợp này vào chân và để như thế trong khoảng 15 phút. Rửa sạch lại bằng nước ấm và làm mỗi ngày trước khi đi ngủ.

  • 5

    Massage

    Buổi tối trước khi đi ngủ, cọ rửa sạch bàn chân rồi cho chân vào chậu nước ấm có pha bột quế hoặc tinh dầu bạc hà. Đồng thời bạn tự làm một số động tác massage tập trung vào các huyệt đạo ở giữa lòng bàn chân. Ngâm trong 10-15 phút, massage mỗi bên 5 phút. Phương pháp này có tác dụng kích thích hệ tuần hoàn, làm giảm sự mệt mỏi.

  • 6

    Tập thể dục

    Gập các ngón chân như thể bạn đang cố gắng gắp một vật gì đó bằng các ngón chân của mình thay vì dùng tay. Làm cách này 10 phút mỗi ngày sẽ giúp các cơ ở chân khỏe mạnh, giảm bớt tình trạng đau chân.

  • 7

    Dùng thuốc

    Đối với những người bị nứt gót chân nặng, nên dùng những thuốc có tính chống tăng sừng, làm da ẩm, mềm da, tạo cảm giác dễ chịu chồng và tác phát. Acid lactic và urea được ghi nhận có tác dụng làm mềm và giữ ẩm lớp sừng. Người bệnh không nên tự dùng các loại thuốc mỡ như tetracycline, Vaseline… hoặc uống thuốc không rõ nguồn gốc.

  • 8

    Phòng ngừa nứt gót chân

    Giữ chân luôn khô ráo và sạch sẽ. Mang giày dép và vớ sạch sẽ, phù hợp. Không nên đi chân trần trên những nền nhà hay mặt phẳng thô ráp, gồ ghề. Áp dụng một vài động tác luyện tập cho chân. Sử dụng kem dưỡng cho vùng da ở gót chân. Lưu ý là chế độ ăn uống không khoa học, thiếu hụt chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cũng chính là tác nhân gây nứt gót chân…

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]