Các tỷ phú dạy con cách “keo kiệt” như thế nào?

Tỷ phú giàu thứ 23 trên thế giới, Chuck Feeney luôn dạy các con phải biết “keo kiệt” với chính mình. Về phần mình, ông dành hầu hết số tiền kiếm được để làm từ thiện. Tweet

15.6014
Sinh ra ở New Jersey trong một gia đình viên chức Ireland - Mỹ, Feeney là người đồng sáng lập ra chuỗi Cửa hàng mua sắm miễn thuế (DFS), chuỗi cửa hàng bán lẻ miễn thuế lớn nhất thế giới. Chuck Feeney là một doanh nhân kỳ lạ, thích kiếm tiền nhưng lại không muốn sở hữu, nên nhiều năm trời đã bí mật cho chúng đi.
Dí dỏm, khiêm tốn, giản dị và sắc sảo, năm 1988 Feeney được Tạp chí Forbes đánh giá là người còn sống giàu thứ 23 của nước Mỹ, có tổng tài sản là 1,3 tỷ USD, giàu hơn cả Rupert Murdoch và Donald Trump. Nhiều năm trước đó, Feeney đã gửi hầu hết tiền của mình vào các quỹ từ thiện. Được nhà hảo tâm nổi tiếng Andrew Carnegie thế kỷ 19 khích lệ, Feeney đã tài trợ cho các trường học, bệnh viện, các trường đại học, cho nghiên cứu về y học, cho những tổ chức nhân quyền từ Mỹ, Ireland, đến Nam Phi.
Thời trẻ, Feeney kiếm tiền bằng đủ mọi việc, như đi gõ cửa từng nhà để bán thiệp Giáng sinh, dọn tuyết trên các đường lái xe vào nhà, nhặt bóng trên sân golf. Khi giàu có, ông cũng từ chối những “đồ trang trí” xa xỉ như máy bay trực thăng, bỏ tiền cho những lý do có ích hơn, cũng với lòng hăng say và nhiệt tình như khi ông tạo dựng một trong những đế chế bán lẻ lớn nhất thế kỷ 20.
Chuck Feeney thường nói ông quý trọng tiền bạc nhưng rất ghét phung phí nó. Với quan niệm sống này, ông đã cố gắng truyền lại cho 5 người con từ lúc chúng còn bé một nguyên tắc: phải "keo kiệt" với chính bản thân mình.
Để con làm những công việc bình thường nhất

Mặc dù có tiền, ông vẫn “cày như trâu” và không muốn con ông trở thành “những đứa con nhà giàu hư hỏng”. Ông yêu cầu con trai đi làm hầu bàn, con gái làm bồi phòng khách sạn hoặc thu ngân trong các kỳ nghỉ hè. Điều đáng nói là các con ông không bao giờ than phiền về chuyện ông “phung phí” tiền bạc vào các hoạt động từ thiện.

 
Ông cũng tự hào vì “không có đứa nào tỏ ra khó chịu khi ông quyết định chúng phải đi làm thêm”. Ông nói thêm: “Chúng tôi đã làm một việc đáng làm và bảo đảm rằng gia đình vẫn còn đủ tiền để sau này có đầy đủ những thứ chúng cần trong cuộc sống”.

Leslie Feeney Baily, trưởng nữ của Feeney, phát biểu trên tờ The New York Times: “Ông ấy là một người lập dị nhưng ông không cho phép kẻ khác dùng tiền để đối xử với chúng tôi không ra gì. Ông ấy giúp chúng tôi sống như những người bình thường”.
Cho con sống trong một ngôi nhà bình thường
Ông Feeney từng có 6 căn hộ sang trọng ở Côte d’Azur (Pháp), Mayfair và đại lộ Park (New York). Ông đã bán tất cả và giờ đây ông thuê lại một căn hộ nhỏ chỉ có hai phòng ở San Francisco để sống cùng với Helga, bà vợ hai, nguyên là thư ký riêng của ông. Bà vợ trước của ông sau khi ly dị được ông chia 7 căn nhà và 60 triệu USD. Các con ông hiện tại cũng sống trong những căn nhà bình thường, không có nhiều người phục vụ như các "cậu ấm", "cô chiêu" khác.

 

Buộc con tự chi trả các khoản chi tiêu của mình

Ông yêu cầu trẻ làm việc trong kỳ nghỉ. Patrick bán kem và nước đá để tuân thủ các quy tắc ngân sách nghiêm ngặt. Ông đã cho con gái của mình ở New York tự chi trả các chi phí để họ tìm hiểu giá trị của tiền bạc.

 
Khi cô con gái và một người bạn tuổi teen gọi điện thoại quá nhiều với bạn trai ở châu Âu từ căn hộ Manhattan, ông đến thị trấn, ngắt kết nối điện thoại. Ông chỉ cho phép các con được gọi điện với bạn bè vào thứ 2 hàng tuần. Ông muốn con cái phải biết “keo kiệt” với chính bản thân mình, không được sống phung phí và trở thành những đứa trẻ nhà giàu không biết tự lập.

 

 

Theo Đẹp Plus

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]