Cách nhận biết triệu chứng bất thường của tim

Trái tim của chúng ta đập liên tục được bởi vì nó có một mạng lưới dây thần kinh rất đặc biệt. Những dây thần kinh này sẽ tạo ra những xung điện khi mỗi lần tim đập và giúp nó co bóp dễ dàng hơn.

15.6037

Ảnh minh họa.

Tim được tạo nên bởi một loại cơ rất đặc biệt giúp vận chuyển máu và cung cấp năng lượng giúp tim đập liên tục và đều đặn.

Cơn đau tim đột ngột là gì?

Theo thuật ngữ y học, cơn đau tim đột ngột còn được gọi là "chứng nghẽn động mạch vành". Hiện tượng này xảy ra khi máu cung cấp đến các cơ tim đi sai hướng, gây nên tình trạng thiếu ôxy và làm các cơ tim dần mất cảm giác. Điều này cũng xảy ra khi một trong những mạch máu chính của tim bị tắc nghẽn. Chính vì thế những cơn đau tim đột ngột phụ thuộc rất nhiều vào các mạch máu của tim.
 
Nguyên nhân gây hiện tượng đau tim đột ngột

Nhìn chung nguyên nhân là do các cục máu trong cơ tim bị tắc tại một trong những mạch máu chính của tim. Hiện tượng này thường xảy ra với những người cao tuổi (thường trên 60), những người thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá, những người béo phì hay có tiền sử bệnh cao huyết áp.

Chứng trụy tim là gì?

Trụy tim hay còn được gọi với là "sự bất lực của tim" là một thuật ngữ trong y học chỉ tình trạng tim ngừng đập trong một khoảng thời gian nhất định nhưng cũng có thể dẫn đến ngừng đập hẳn.

Cứ mỗi lần tim đập là nó đẩy một lượng máu nhất định bơm vào cơ thể. Nếu bạn có hiện tượng bị trụy tim, chiếc máy bơm tự động này sẽ hoạt động yếu hơn và không thể đẩy đủ lượng máu cần thiết cung cấp cho cơ thể.

Nguyên nhân gây trụy tim

Sau một cơn đau tim đột ngột, một vài cơ tim sẽ yếu dần và có thể mất khả năng hoạt động như cũ. Khả năng co bóp của tim giảm hẳn và gây ra hiện tượng trụy tim.

Cũng có một số yếu tố khách quan khác gây nên trụy tim như: Bệnh cao huyết áp, uống nhiều rượu và có các bệnh về van tim.

Sự ngừng đập của tim là gì?

Sự ngừng đập của tim dùng để gọi khi tim ngừng đập hoàn toàn. Lúc này các xung điện của tim không còn, vì vậy tim không còn khả năng đập và co bóp. Các xung điện này thỉnh thoảng có thể hoạt động trở lại nếu dùng các phương pháp trực tiếp tác động đến tim (như sốc điện).

Nguyên nhân làm tim ngừng đập

Có nhiều nguyên nhân có thể làm tim ngừng đập, chẳng hạn như một chấn thương do tai nạn hay bệnh tật, cũng có khi vì chứng bệnh kinh niên nào đó. Đến nay danh sách các thủ phạm có thể làm tim ngừng đập vẫn chưa lập xong.
 
Theo Tri Thức Trẻ
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]