Đau mắt đỏ: Dễ lây, có thể dẫn tới mù mắt

Khi bị đau mắt đỏ, cần biết các biện pháp phòng tránh để không lây bệnh cho các thành viên khác trong gia đình. Bệnh tuy lành tính nhưng gây cảm giác cộm mắt khó chịu, nếu xử trí không đúng vẫn có thể mất thị lực hoặc mù mắt.

15.6037

Bệnh đau mắt đỏ lây lan với tốc độ nhanh

Nếu xuất hiện một số triệu chứng như: mắt chói cộm, chảy nước mắt, mắt đỏ, mi sưng, mắt kết dính... đồng thời ở cơ quan, gia đình có người bị đau mắt đỏ thì 90% là bị đau mắt đỏ.

Hiện nay bệnh đau mắt đỏ đã bùng phát trở lại không chỉ ở Hà Nội mà nhiều địa phương khác cũng ghi nhận “sự quay trở lại” của căn bệnh này. Điển hình nhất là Thành phố Hải Phòng.

Theo đó, trong khoảng từ tháng 8, TP Hải Phòng đã ghi nhận hơn 700 trường hợp điều trị tại BV Đại học Y Dược Hải Phòng. Điều đó có thể thấy được rằng, bệnh đau mắt đỏ đang quay trở lại và nếu không có biện pháp phòng tránh tốt, bệnh sẽ lây lan rất nhanh ra cộng đồng.

TS.BS Phạm Ngọc Đông, Trưởng khoa Kết giác mạc - Bệnh viện Mắt Trung ương.

Trao đổi với Gia đình Việt Nam về căn bệnh này, TS.BS Phạm Ngọc Đông, Trưởng khoa Kết giác mạc - BV Mắt TƯ cho biết, đây là căn bệnh xuất hiện tất cả các tháng trong năm, nhưng đỉnh điểm của bệnh trong khoảng từ tháng 8 đến tháng 10.

Theo TS Đông, đau mắt đỏ triệu chứng đầu tiên là chói cộm, chảy nước mắt, mắt đỏ, mi sưng, có dử mắt, sáng ngủ dậy khó mở mắt, mắt kết dính, nhiều tiết tố ... nhưng điểm đặc biệt là bệnh không nhìn mờ hơn so với trước đó.

Đây là căn bệnh lành tính, có thể tự khỏi nhưng theo TS.BS Phạm Ngọc Đông, việc điều trị là hết sức cần thiết để tránh bị lây lan ra cộng đồng.

Nói về khả năng lây lan, ông Đông cho biết: “Trong trường hợp xuất hiện một trong số những triệu chứng trên, đồng thời gia đình, cơ quan hoặc đã từng tiếp xúc với người bị bệnh đau mắt đỏ mà không có các phương tiện y tế bảo hộ thì chắc chắn đến 90% người đó sẽ bị đau mắt đỏ”.

Bởi vậy, khi thấy triệu chứng bất thường thì cần đi khám mắt ngay, vì đôi khi không chỉ đau mắt, mà khi thấy triệu chứng đó thì rất dễ mắc các bệnh khác, có thể mất thị lực nếu không can thiệp kịp thời.

Bởi có một số bệnh nhân khi bị đau mắt đỏ nhưng có màng giả trong mắt, lúc đó phải có sự can thiệp của các bác sĩ để tiến hành bóc màng giả trong mắt, nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Đặc biệt, đối với trường hợp này, bệnh nhân phải tái khám trong 2 đến 3 ngày. Đối với những trường hợp này nếu không can thiệp kịp thời có thể sẽ dần đến mù mắt.

Tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị đau mắt đỏ rất dễ bị lây bệnh.

Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân bị đau mắt đỏ ở thời gian đầu, do không biết nên thường hay dụi mắt hoặc vệ sinh mắt không đúng cách điều này cũng vô cùng nguy hiểm, nó có thể gây sẹo cho mắt.

“Ví dụ điển hình nhất là trường hợp một bệnh nhân đã trung tuổi, bị đau mắt đỏ, nhưng do dịu nhiều quá nên gây loét trở giác mạc nặng. Nếu không can thiệp và điều trị kịp thời thì viết thương đó sẽ trở thành sẹo và gây tổn thương thị lực”, BS Đông cho hay.

Ngoài những phân tích về mặt bệnh lý và y học, TS Đông cũng cho rằng, hiện nay có một số quan điểm như nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ cũng có thể lây bệnh? Điều này là hoàn toàn sai lầm.

Bởi bệnh đau mắt đỏ, lây nhanh qua đường tiếp xúc, chứ ít lây qua đường không khí. Vì thế, để tránh được bệnh thì cả người bị bệnh và không bị bệnh phải có ý thức trong công tác phòng chống bệnh. Nhất là việc vệ sinh cá nhân, không dùng chung đồ và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, biện pháp cách li cũng là rất cần thiết, nếu được sự đồng ý của cơ quan và tổ chức thì người bị bệnh đau mắt đỏ có thể nghỉ làm hoặc nghỉ học để tránh lây trong cộng đồng là tốt nhất.

Nên đọc
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]