Món ăn ngon bổ dưỡng từ cá chạch

Đông y cho rằng cá chạch có tác dụng bổ khí huyết, chống lão suy, tráng dương, thanh nhiệt.

15.5604

Theo Báo điện tử Kiến thức, cá chạch không những mang giá trị bổ dưỡng cao mà còn có khả năng phòng chống nhiều bệnh như tiểu đường, liệt dương, trĩ, mụn nhọt, lở loét ngoài da... Cá chạch còn có tác dụng lợi mật, làm hết vàng da, có khả năng bảo vệ tế bào gan, làm hạ men gan... Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng từ cá chạch.

+ Cá chạch sấy: Cá chạch nuôi trong nước sạch 1 ngày, sau đó làm sạch, bỏ phủ tạng, sấy khô ở nhiệt độ 100 độ C rồi tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10g.

Công dụng: Chữa viêm gan truyền nhiễm.

Phương thuốc này đã được các nhà y học Trung Quốc khảo sát và đánh giá tác dụng trên lâm sàng. Một nghiên cứu được tiến hành trên 40 bệnh nhân bị viêm gan truyền nhiễm, kết quả có 24 bệnh nhân hết hẳn các triệu chứng lâm sàng, gan hết sưng, chức năng gan được phục hồi hoàn toàn; 11 bệnh nhân cơ bản hết các triệu chứng, chức năng gan được cải thiện, gan đỡ sưng; chỉ có 5 bệnh nhân không có tác dụng, bài thuốc đạt hiệu quả 87,5%.

+ Cá chạch + đậu phụ: Cá chạch 250g, đậu phụ 500g. Cá chạch làm sạch, bỏ đầu đuôi; đậu phụ xắt miếng đem nấu chín rồi cho cá chạch vào đun sôi một vài phút là được, chế thêm hành, gừng tươi và gia vị, dùng làm canh ăn.

Công dụng: Bổ tỳ vị, trừ thấp, dùng thích hợp cho những người bị viêm gan vàng da, tiểu tiện không thông.

+ Cá chạch + tôm sông: Cá chạch 250g, mỡ lợn, hạt tiêu và gia vị vừa đủ, nấu thành canh ăn liền trong nửa tháng. Có thể cho thêm tôm sông tươi 30g và một chút rượu vang.

Công dụng: Bổ thận trợ dương, có lợi cho dương sự, dùng thích hợp cho những người bị liệt dương, suy giảm khả năng tình dục.

+ Cá chạch + hoàng kỳ, đại táo: Cá chạch rán vàng 120g, hoàng kỳ 15g, đẳng sâm 15g, hoài sơn 30g, đại táo 15g, gừng tươi 5g. Tất cả đem sắc kỹ, lấy nước bỏ bã, chia uống vài lần trong ngày.

Công dụng: Bồi bổ tỳ vị, dưỡng huyết, dùng thích hợp cho những người suy nhược cơ thể, gầy yếu, thiếu máu, trẻ em suy dinh dưỡng.

+ Cá chạch + hoa hòe, kha tử: Cá chạch 250g, cát cánh 6g, địa du 18g, hoa hòe 9g, kha tử 9g. Tất cả đem sắc kỹ, bỏ bã lấy nước uống.

Công dụng: Chữa trĩ xuất huyết, trĩ sa không tự co lên được.

+ Cháo chạch chống lão suy: Báo Sức khỏe và Đời sống cho hay nguyên liệu bao gồm: Chạch tươi 300-500 g. Gạo tẻ 300 g. Cháo sắp được cho chạch đã được ướp và xào sẵn vào cháo. Nấu tiếp cho chín. Khi ăn cho gia vị, thơm, tiêu.

+ Canh chạch tráng dương: Lấy 5-6 con chạch loại to vừa, tươi sống. Làm sạch nhớt, bỏ ruột, bảo toàn bộ xương. Đổ dầu rán mềm xương rồi cho thịt chạch vào rán để khử bớt nước.

Nên dùng ít dầu để khử tanh. Thêm 300 ml rượu hoặc 600 ml nước. Vài lát gừng. Dùng lửa nhỏ đun lâu đến lúc nước thang có màu trắng sữa và còn lại 1/2 là được. Bỏ lớp dầu trắng sữa, phần nước và thịt còn lại cho muối vừa ý, ăn cái và nước canh thang.

Thang canh này dùng tốt cho người kém ăn, xanh xao, thiếu máu, nghiện rượu, bệnh gan, suy nhược thần kinh và thể lực.

Cá chạch (Hình minh họa)

+ Cháo chạch chữa nam giới liệt dương, nữ giới đới hạ: Chạch 250 g, nhục quế và phụ phiến 10 g, gừng tươi 5 lát. Gạo tẻ lùn 100 g. Muối tinh vừa đủ. Cho quế phụ vào túi vải đổ nước, nấu lấy nước bỏ bã.

Chạch làm sạch nhớt, bỏ đầu ruột, lóc lấy thịt. Nấu cháo bằng nước thuốc và chạch. Cháo chín cho gừng, muối nấu sôi lại. Ăn nóng (thận trọng tìm mua phụ phiến tốt, bào chế đúng cách để tránh ngộ độc).

+ Chạch hầm lạc chữa suy nhược, thiếu máu: Dùng chạch 250g, thịt lợn nạc 50 g, lạc nhân 100 g, gừng 5 g, tiêu bột 5 g, nước 200 ml. Rán qua chạch, cho nước, thịt, gừng đun to lửa 10 phút rồi hầm nhừ thịt đến khi nước còn 1/2. Nêm gia vị.

+ Chạch với tỏi chữa phù thũng: Dùng chạch (hết nhớt, bỏ xương) với tỏi lượng vừa ăn, xào nấu không dùng muối. Ăn liền 2-3 ngày.

+ Canh chạch chữa tiêu khát (tiểu đường): Chạch (làm sạch hết nhớt, bỏ xương, ruột) nấu canh với lá sen non (chưa hoặc mới nở) lượng tùy ý. Hoặc: Chạch 10 con (làm sạch nhớt, bỏ xương, ruột) lá sen khô và đủ. Chạch phơi chỗ mát (âm can) cho khô.

Bỏ đầu đuôi, đốt thành than. Lá sen tán bột. Trộn hai thứ với nhau. Mỗi lần dùng 10 g. Ngày 3 lần. Uống với nước đun sôi để nguội.

+ Canh chạch thanh nhiệt giải độc, trừ mẩn ngứa: Chạch 30 g (bỏ ruột), giun đất khô 10 g, rau sam 50 g sắc nước uống bỏ bã. Ngày 1 lần. Hoặc: Chạch 30 g, đại táo 15 g, gia vị vừa đủ. Nấu canh ăn ngày một thang, liền 10 ngày.

+ Chữa búi trĩ chảy xuống, đau đớn: Cá chạch 100 g làm sạch (hết nhớt) bỏ ruột, xương cho vào nồi, 30 g hoàng kỳ, một chén rượu gạo. Nước vừa đủ nấu chín ăn.

+ Chạch chữa mồ hôi trộm: Chạch 250 g, rượu gạo, lượng vừa đủ, chạch làm hết nhớt, bỏ ruột, xương, nấu với rượu cho chín để ăn.

+ Trẻ em: Chạch 90-120 g làm sạch nhớt, bỏ ruột, rán vàng rồi cho vào một bát rưỡi nước, ít muối vào nấu thành canh. Ngày ăn một lần. Ăn liền 3 ngày.

Thuốc tham khảo: Vitamin C 500mg

- Phòng và điều trị bệnh do thiếu Vitamin C.
- Methemoglobin huyết vô căn khi không có sẵn xanh methylen.

Thùy Linh

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]