Những cách bảo quản bánh chưng ngày Tết

Bánh chưng là món ăn quen thuộc trong ngày Tết của các gia đình Việt Nam. Ai cũng muốn bảo quản bánh chưng được lâu, tránh được tình trạng thiu mốc.

0

Thường bánh chưng ngày Tết để được khoảng 10 ngày sau khi luộc. Nếu bạn không biết cách bảo quản bánh chưng, bánh sẽ bị mốc làm giảm hương vị và không an toàn cho sức khỏe. Để bánh chưng không bị mốc, ngay từ khâu chế biến, luộc bánh, bạn cần hết sức chú ý những vấn đề dưới đây.

Khi làm bánh;

Lá bánh phải rửa kĩ và để ráo nước hoặc gói bằng lá dong đã được luộc rồi thì bánh để được lâu hơn.

Sau khi nấu chín, bạn nên rửa bánh lại bằng nước sạch.

Ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn.

Khi bánh mới vớt ra lò còn nóng thì chúng ta nên treo bánh nơi thoáng mát, chờ cho bánh nguội. Tránh để bánh trong túi nilong, trong tủ vì như thế bánh sẽ bị hầm hơi và mau hỏng.

Bảo quản:

Sau khi hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản. Cần treo bánh ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu.

Bảo quản trong tủ lạnh:

Muốn bảo quản tốt bánh chưng, bạn nên bảo quản bánh chưng trong ngăn mát của tủ lạnh. Trong quá trình bảo quản bánh chưng, cần thường xuyên kiểm tra bánh. Nếu thấy có hiện tượng bánh bị mốc cần xử lý ngay bằng cách hơ bánh trên lửa của bếp gas hoặc luộc lại.

Mỗi lần ăn nên làm nóng bánh chưng bằng lò vi sóng hoặc hấp lại. Nên hạn chế rán bánh vì như vậy đã làm tăng thêm lượng chất béo (dầu hoặc mỡ) vào khẩu phần ăn trong dịp Tết, sẽ không có lợi cho sức khoẻ nhất là đối với người bị bệnh béo phì hoặc bị bệnh tim mạch.

Nhiều vùng trước đây còn đưa bánh xuống ngâm dưới ao hoặc giếng nước để bảo quản vì cho rằng lá bánh với nhựa của gạo khi nấu là lớp màng ngăn nước lọt vào, nhưng thực tế cách này càng làm hỏng bánh.

Theo Gia đình VN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]