Những tác hại từ bánh mì

Dù bánh mì là loại thực phẩm phổ biến hàng đầu trên thế giới, nhưng đây lại không phải là món ăn có lợi cho sức khỏe.

15.6135

Khiến mỡ máu tăng cao

Theo Gia đình và Xã hội, bánh mì được làm từ bột ngũ cốc đã xay nhuyễn. Vì ở dạng bột nên cơ thể rất nhanh chóng tiêu hóa và chuyển hóa thành đường glucose trong máu, tăng nguy cơ sản sinh ra hormone chất béo insulin. Bánh mì ngũ cốc thậm chí còn có chỉ số GI cao hơn (chỉ số Glycemic) so với hầu hết các thanh kẹo như Snickers.

Khi lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng, nó cũng có thể hạ xuống quá nhanh khiến cơ thể rơi vào trạng thái đói. Nếu tiếp tục làm đầy dạ dày bằng bánh mì, chu trình này sẽ diễn ra liên tục dẫn tới tình trạng béo phì, tăng cân mất kiểm soát.

Chứa nhiều Gluten xấu

Các thành phần chính trong bánh mì thường là lúa mì. Trong lúa mì có chứa một loại protein được gọi là gluten. Theo nhiều nghiên cứu, nạp quá nhiều gluten vào cơ thể sẽ gây nhiều tác dụng phụ như đầy hơi, tổn thương đường ruột. Đáng báo động hơn, gluten còn có ảnh hưởng tới việc phát triển bệnh tâm thần phân liệt và có thể gây nghiện như một dạng thuốc phiện.

Tổn thương đường ruột

Cũng theo Vnexpress, Gluten rất quan trọng trong việc làm bánh mỳ, vì giúp bột dẻo và dễ tạo hình hơn. Tuy nhiên, chất này lại có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như gây đầy hơi, tổn thưởng đường ruột hay tạo cảm giác thèm ăn liên tục. Điều này dẫn tới nguy cơ béo phì.

"Kẻ thù" của tim mạch

Ăn quá nhiều bánh mì có thể làm tăng cao lượng cholesterol LDL lên đến 60% trong khoảng thời gian 12 tuần. Điều đáng nói ở đây, cholesterol LDL được chứng minh thường gây ra các chứng bệnh về tim mạch.

Làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác

Bánh mì không thể là nguồn thực phẩm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như rau quả tươi, trái cây, cá, trứng hoặc thịt. Không chỉ ít chất dinh dưỡng, bánh mì còn làm giảm sự hấp thu chất từ các thực phẩm khác.

Các axit phytic có trong lúa mì sẽ khóa toàn bộ khoáng chất như sắt, kẽm, canxi không cho cơ thể hấp thụ vì khi axit phytic tác dụng với chúng sẽ tạo thành các phản ứng hóa học không tạo thành chất dinh dưỡng. Trong khi đó, gluten gây tổn thương niêm mạc ruột, khiến việc hấp thu các chất dinh dưỡng cũng không còn hiệu quả.

Quá mặn

Hầu hết các loại bánh mỳ đều có chứa khá nhiều muối. Đó là lý do teen hay thấy khát nước hoặc khô miệng sau khi ăn bánh mỳ. Hơn nữa, tiêu thụ lượng muối quá nhiều dẫn tới nhiều nguy cơ sức khỏe như hại thận, tăng khả năng béo phì.

Gây rụng tóc

Nghiên cứu tại Mỹ đã chứng minh, việc ăn nhiều tinh bột lúa mỳ sẽ gây ảnh hưởng và tác động đến da, dẫn đến tình trạng rụng tóc. Thử nghiệm thực nghiệm trên những bệnh nhân mắc chứng rụng tóc cho thấy, khi họ giảm lượng bánh mỳ trong thực đơn hàng ngày, triệu chứng tóc rụng đã giảm đáng kể.

Tiến Khê

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]