Phòng bệnh truyền nhiễm khi bé đi học

Trường học, nơi trẻ em thường tiếp xúc với nhau thông qua việc mượn đồ dùng học tập, các trò chơi… là một môi trường lý tưởng cho các căn bệnh truyền nhiễm lây lan. Khi có dịch bệnh, mẹ nên chủ động phòng ngừa cho bé. Nếu bé đã mắc bệnh, việc chữa trị và cách ly cũng là những biện pháp cần thiết để ngăn chặn bệnh lan rộng. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào bạn cũng cần phải cho con nghỉ học

15.6004

Nhiễm khuẩn amip

Bệnh được biểu hiện bằng triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, chóng mặt, đi ngoài nhiều và phân có lẫn máu. Nếu bé mắc bệnh, bạn cần theo dõi cho đến khi bé không còn đi tiêu phân lỏng trong vòng 24 giờ. Trong trường hợp ở trường có trẻ bị bệnh, bạn chỉ cần chú ý nhắc nhở con vệ sinh sạch sẽ, bé không cần phải nghỉ học.

Bệnh tay chân miệng

Đây là một bệnh có thể tái phát nhiều lần và khiến trẻ đau, mệt mỏi và không chịu ăn uống nên mẹ cần chú ý phòng dịch cho con. Các virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây theo 3 cách:

– Qua đường không khí thở:  từ những giọt dịch tiết từ đường hô hấp. Người bệnh hít phải virus từ những giọt lơ lửng trong không khí

– Khi tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn tay chân chân miệng từ bề mặt nhiễm bẩn hoặc chất thải ( phân ), sau đó đưa tay lên gần miệng hoặc mũi

– Tiếp xúc trực tiếp với dịch từ các nốt mụn nước hoặc nướt bọt của người bệnh tay chân miệng.

Khi lớp có trẻ bị tay chân miệng, ba mẹ của tất cả các học sinh cần được thông báo. Trẻ mắc tay chân miệng cần được cách ly khỏi lớp học và các thành viên khác trong gia đình. Lớp học và nhà ở cần được khử trùng. Khi chăm sóc cho bé, mẹ cần chú ý rửa tay bằng xà phòng kỹ càng sau mỗi lần tiếp xúc.

Thủy đậu (Trái rạ)

Bé có thể bị lây bệnh ở lớp học hoặc khi có một thành viên trong gia đình mắc bệnh. Virus của bệnh thủy đậu lây lan trong không khí, hơn nữa thời gian mắc bệnh lại kéo dài từ 2 đến 3 tuần càng làm tăng nguy cơ truyền bệnh. 90% số người chưa chủng ngừa sẽ bị mắc bệnh thủy đậu khi có tiếp xúc với bệnh nhân.

Đối với thủy đậu, cách phòng ngừa hữu hiệu nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh. Độ tuổi lý tưởng để tiêm vắc-xin là từ 12 đến 18 tháng tuổi. Nếu trẻ lớn hơn và người lớn chưa từng chích ngừa vẫn có thể tiêm một mũi tiêm để phòng tránh bệnh lâu dài. Nếu đã tiếp xúc với người bệnh, trong vòng 3 ngày, mẹ và bé vẫn có thể chích ngừa và mũi tiêm này sẽ có tác dụng bảo vệ bạn ngay sau đó.

>>Xem thêm:

Đau mắt đỏ

Bệnh viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ là bệnh rất thường gặp ở trẻ em. Bệnh làm mắt nóng, rát, cộm và khi nhìn có cảm giác bị mờ, mi mắt hơi sưng. Sau 5 đến 7 ngày thì mắt đỏ và ra gỉ mắt, chảy nước mắt. Gỉ mắt có thể lỏng hoặc đặc quánh, làm cho mắt nhắm không mở được khi ngủ dậy. Bệnh có thể khiến bé sốt nhẹ, nổi hạch ở tai, đau họng. Tuy không phải là bệnh ác tính, nếu không chăm sóc cẩn thận có thể để lại sẹo làm giảm thị lực.

>> Xem thêm:

Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với những đồ dùng thường ngày của người bệnh như gối nằm, tấm trải giường. Ở trường học, bé có thể tiếp xúc với những đồ vật của người bệnh, hoặc tiếp xúc trực tiếp như chạm tay, vô tình chạm vào mắt – vùng tập trung nhiều vi khuẩn/ virus gây bệnh nhất.

Bé không cần phải nghỉ học khi ở trường có người bệnh. Chỉ cần hạn chế tiếp xúc, rửa mắt sạch hàng ngày với nước muối sinh lý (chai nhỏ có bán tại nhà thuốc), không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn, ly tách, chậu, thậm chí cả lọ thuốc mắt. Mẹ cần dạy bé bỏ thói quen dụi mắt dễ khiến mắt nhiễm bẩn và tổn thương.

 

MarryBaby

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]