Phòng tránh động cơ bị thuỷ kích

VOV.VN - Sáng 28/3, truyền thông Trung Quốc xác nhận ông Kim Jong-un vừa có chuyến thăm Trung Quốc và hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình.

15.5888

1: Thuỷ kích là gì?

 


Thuỷ kích là hiện tượng xảy ra khi nước lọt vào lòng xi-lanh, phía trên piston và khiến nó không thể hoạt động được hết chu kỳ của mình. Trong khi hỗn hợp nhiên liệu - không khí bình thường có thể được nén dễ dàng giúp cho piston có thể thực hiện được hết một chu kỳ sinh công thì các chất lỏng khác cực kỳ khó nén lại, đồng nghĩa với việc piston sẽ ngừng lại giữa chừng trong khi xe đang hoạt động.

2: Nguyên nhân gây ra thuỷ kích:

Những con đường ngập úng không phải lý do duy nhất khiến cho nước lọt vào động cơ. Một số bộ phận bên trong máy bị hư hại (chẳng hạn như gioăng quy lát) cũng có thể khiến nước làm mát lọt vào động cơ. Cuối cùng, hệ thống phun nhiên liệu hay chế hoà khí hỏng cũng có thể gây nên hiện tượng thuỷ kích.

3: Hậu quả của thuỷ kích:

Lòng xi-lanh đầy nước do tuỷ kích

Hậu quả của thuỷ kích để lại cho động cơ phụ thuộc vào trạng thái làm việc của máy lúc nước lọt vào. Trường hợp may mắn nhất đó là động cơ bị thuỷ kích khi xe đang chạy không tải, khiến nó ngừng hoạt động và bạn không thể khởi động lại được.

Tuy nhiên, thông thường hiện tượng này xảy ra khi xe đang đi vào vùng nước ngập, và nếu như người lái dang ga mạnh, hậu quả để lại có thể rất nặng nề. Phụ thuộc vào mực nước cũng như nhiều yếu tố về môi trường, nước có thể lọt vào một hoặc nhiều xi-lanh. Trong trường hợp nước chỉ lọt vào một xi-lanh, các xi-lanh còn lại sẽ giữ cho xe chạy một lúc. Tuy nhiên nếu như xe đang chạy với tốc độ cao, thuỷ kích sẽ khiến máy tắt gần như ngay lập tức.

Về cơ bản, nếu thuỷ kích xảy ra khi xe đang chạy, lực đẩy của trục cam sẽ khiến cho tay biên bị cong hoặc gãy, gây hư hại các chi tiết bên trong động cơ và thậm chí có thể làm vỡ lốc máy.

4: Xử lý và phòng tránh thuỷ kích:

 

 Đương nhiên, biện pháp tốt nhất để tránh thuỷ kích đó là không đi xe vào vùng nước ngập. Tuy nhiên nếu bạn buộc phải làm vậy, cần chắc chắn rằng bạn đã tắt động cơ trước khi nước lọt vào cổ hút. Nếu như xe đã chết máy, tuyệt đối không cố khởi động lại.

Thực ra, việc liên tục sử dụng đề để khiến động cơ hoạt động trở lại là biện pháp phổ biến nhất để xử ly thuỷ kích (nếu như động cơ chưa có bất kỳ hư hại nào xảy ra). Tuy nhiên để làm việc này, trước tiên bạn cần phải tháo bugi hoặc kim phun nhiên liệu để khiến nước có thể thoát ra ngoài động cơ. Sau khi nước đã được đẩy ra ngoài hết, bạn có thể lắp bugi lại và động cơ sẽ có thể hoạt động trở lại được. Trong một số trường hợp, bạn có thể thấy ống xả của xe thải ra khói khác bình thường, điều này không đáng lo vì đó là do một chút nước còn đọng lại trong động cơ được trộn với xăng và không khí, khiến hỗn hợp nhiên liệu trở nên "không chuẩn". Hiện tượng này sẽ hết khi xe chạy được một đoạn.

Cuối cùng, với những trường hợp nghiêm trọng gây hư hại tới động cơ, bạn không còn cách nào khác ngoài đưa xe tới xưởng sửa chữa. Tuỳ vào mức độ hư hại, bạn có thể sẽ phải thay thế những bộ phận quan trọng và thậm chí là toàn bộ động cơ. Dù ở trong trường hợp nàu, số tiền bỏ ra cũng sẽ rất lớn; chính vì vậy chúng tôi khuyến cáo rằng tốt nhất bạn không nên cố "liều" đi vào vùng nước ngập nếu như không biết rõ mực nước sâu bao nhiêu!

Quang Nam/VOV.VN
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]