Cách phòng tránh động vật tấn công

SKĐS - Tuyên truyền cho cha mẹ, những người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ sự nguy hiểm khi bị động vật cắn và các loại động vật cắn thường gặp.

15.5972

Phòng tránh không để xảy ra tai nạn

Tuyên truyền cho cha mẹ, những người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ sự nguy hiểm khi bị động vật cắn và các loại động vật cắn thường gặp. Hướng dẫn trẻ vui chơi an toàn: không trêu chọc chó, mèo và các vật nuôi, không chơi gần các bụi rậm để tránh bị rắn cắn. Quản lý trẻ và xây dựng các điểm vui chơi an toàn cho trẻ tại cộng đồng. Dạy cho trẻ em biết những con vật nguy hiểm và không nguy hiểm, những nơi loài vật nguy hiểm thường ở để tránh xa.

Xây dựng môi trường an toàn:

Đưa chó, mèo đi tiêm vắc xin phòng dại. Không thả chó bừa bãi, khi cho chó ra đường phải có rọ mõm. Phát quang bụi rậm xung quanh nhà. Phải có người giám sát và chăm sóc để trẻ không lại gần các con vật. Dạy trẻ không được trêu chọc chó, mèo và các vật nuôi khác; nếu thấy chó lạ, tuyệt đối không chạy hoặc hét lên, cách tốt nhất là đứng im, không nhìn vào mắt chó; nếu bị chó xô ngã nằm thẳng ra, nằm im, không để trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ một mình với các vật nuôi trong nhà, không chơi các trò chơi mạnh với súc vật nuôi… Cần cảnh báo với mọi người nguy cơ bị rắn cắn, đặc biệt là trong và sau khi lũ lụt.

Nhân viên y tế, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ cần được tập huấn về các kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu khi bị động vật cắn.

BS.Lê Anh

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]