Tác hại nguy hiểm của việc nặn mụn

(VietQ.vn) - Khi dùng tay nặn mụn, nếu tay không đủ sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong móng dễ dàng tấn công vào làn da đang bị tổn thương.

15.5752

Những tác hại của việc nặn mụn

Nhiễm trùng

Trong một vài trường hợp nặng, hậu quả trực tiếp của thói quen này là việc nhiễm trùng. Việc này chắc chắn sẽ gây ra những tổn thường đáng kể cho da chúng ta. Chất tồn tại trong mụn sẽ tràn da bề mặt của da và gây hại đối với các lỗ chân lông khác.

Nặn mụn không đúng cách sẽ gây ra những tác hại không ngờ cho da mặt. Ảnh minh họa

Mụn lan rộng hơn

Việc nặn mụn là rất cực kì nguy hiểm, lí do là các lỗ nhỏ này có thể chui vào máu và góp phần ảnh hưởng vào việc lan rộng mụn trên toàn bộ khuôn mặt. Các nhà chuyên môn đã thực hiện hàng loạt các cuộc nghiên cứu để đưa ra một trong những lí do chính bạn không nên cậy mụn đó là vi khuẩn có thể lan rộng ra các bộ phận và tăng số lượng mụn.

Đau đớn

Một trong những lí do để  dừng lại đó là nó có thể khiến chị em rất đau đơn. Hãy nhớ là các hạt mụn này không thực sự ở trên bề mặt da bạn và nằm phía dưới tầng trên cùng của da khiến việc cậy mụn trở nên khó khăn. Do đó, thay vì tự khiến bản thân mình đau đơn, chị em hãy đảm bảo rằng việc sử dụng đá để giảm bớt các vết mụn đau.

Để lại sẹo

Một tác hại của việc nặn mụn nữa là để lại sẹo. Chắc chắn chị em đã từng thấy những người có sẹo mụn trên da. Đây chắc chắn là một dấu hiệu của chế độ chăm sóc mụn không hợp lí. Sẹo là một trong những dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất khi sử dụng sai các sản phẩm hoặc dụng cụ làm đẹp. Do đó, thay vào việc tổng khứ cả đống bệnh về da vào mặt, chị em nên ngừng ngay việc cậy mụn.

Phương pháp hạn chế những tác hại khi tự nặn mụn

Đầu tiên rửa tay thật sạch, dụng cụ nặn cần được khử trùng bằng nước sôi, đồng thời vệ sinh da sach với sữa rửa mặt.Xông hơi da mặt.

Nên xông hơi khoảng 25-20 xông hơi toàn bộ khuôn mặt, với khoảng cách 10cm. Việc xông hơi sẽ giúp cho lỗ chân lông nở ra, bụi bẩn dễ dàng trôi ra bên ngoài, giúp cho da mặt mở rộng lỗ chân lông loại bỏ độc tố đồng thời khi nặn sẽ không bị đau.

Nặn mụn đúng cách để giảm tối đa tác động xấu cho làn da. Ảnh minh họa

Chuẩn bị sẳn một kim y tế có đầu chich nhọn nhưng trước khi đó phải khử trùng dụng cụ, tuyệt đối không được phép dùng móng tay để cậy mụn.

Dùng khăn giấy mềm quấn vào 2 đầu ngón tay, ấn nhẹ nhàng, dồn lực về trung tâm nơi đầu mụn.

Đừng quá vội vàng ấn mạnh nếu không muốn để lại sẹo, hãy từ từ bứng nhân mụn ra nhé.

Cần nặn cho máu và nước vàng ra hết, thấm dứt khoát bằng khăn giấy, bôi một ít dung dịch sát khuẩn lên để khử trùng vết thương.

Cuối cùng thì hãy rửa lại mặt với nước, thấm khô nước bằng bông tẩy trang, dùng sản phẩm trị thâm để chấm vào nốt mụn vừa nặn.

Thanh Huyền (Tổng hợp)


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]