Bức “Olympia” của họa sĩ người Pháp Édouard Manet

Édouard Manet là một danh họa bậc nhất nước Pháp với nhiều tác phẩm để đời bất hủ với thời gian. Thế nhưng lúc còn sống, ông không chỉ rất nghèo khổ về vật chất, mà còn bị dư luận phản đối và khinh miệt. Đặc biệt là vụ xì-căng-đan liên quan đến bức “Olympia” khi ông miêu tả một cách chân thực và sống động hình ảnh khỏa thân của một thiếu nữ da trắng bên cạnh một nữ hầu da đen.

Manet từng giải thích rằng tất cả các chi tiết từ con mèo, cô hầu da đen cho đến nền đen phía sau đều nhằm phục vụ để làm tăng sự nổi bật của làn da trắng mịn của cô người mẫu trong tranh.

Bức “The Bedroom” năm 1888 của danh họa Vincent Van Gogh

“The bedroom” hay còn được nhiều người gọi là “Phòng ngủ ở Arles” có đến 3 phiên bản khác nhau. Chúng khác nhau ở những bức tranh treo trên bức tường bên phải. Cả 3 bức đều khắc họa phòng ngủ của Van Gogh tại thành phố Arles, ở miền Nam nước Pháp.

Bức tranh thể hiện rõ sự cô đơn của ông trong một căn phòng màu xanh với chiếc giường chỉ đủ cho một người nằm. Ông cũng từng nói rằng: “Chiếc giường trong bức “The Bedroom” là nơi chứa đựng và giam giữ linh hồn ông”.

Bức “Bed” năm 1955 của danh họa người Mỹ Robert Rauschenberg

Bức “Bed” có thể được xem như là bức tranh đầu tiên theo hình thức Combine Painting (có thể hiểu là “Hội họa Kết hợp”), thuật ngữ do Rauschenberg tạo ra từ năm 1954, là hình thức tác phẩm bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau của hội họa và điêu khắc, có thể kèm thêm cả những thứ đồ vật như một con đại bàng hay một con dê nhồi bông, các biển báo trên phố, một sợi lông chim, một cái gối…

Không chỉ dừng ở mức tranh vẽ, ông còn được giới hội họa biết đến là người đầu tiên cho triển lãm chiếc giường ngủ của mình. Chiếc giường là di tích thể hiện các mối quan hệ tình dục của ông với Cy Twombly (người viết nguệch ngoạc trên gối) và Jasper Johns.

“Chiếc giường của tôi” năm 1998 của hoạ sĩ người Anh Tracey Emin

"My Bed"- "Chiếc giường của tôi"được xem là một trong những tác phẩm nổi tiếng và gây nhiều tranh cãi nhất của nghệ thuật đương đại Anh. Nữ tác giả  gọi tác phẩm của mình một loại chân dung tự họa.

Emin nói rằng cô đã rất yêu  người đàn ông mà cô phải chia tay. "Tôi đã tan nát Những gì tôi có thể làm là miêu tả cảm giác ấy trong một cuốn tiểu thuyết về trái tim tan vỡ, và tôi đã diễn tả lại điều đó qua chính chiếc giường này".- Nữ  hoạ sĩ Tracey Emin cho biết.

Vào tháng 6 năm trước, tác phẩm này đã được hãng Christie, New York bán đấu giá hơn 4 triệu USD.

Bức “Cái chết của Sardanapalus" (1827) của họa sĩ Eugène Delacroix

Delacroix biểu diễn tài nghệ tuyệt đỉnh của ông bằng dầu vẽ trên vải khi tả cái chết của vua Assyri độc đoán tên là Sardanapalus, người ra lệnh phá hủy tất cả của cải sau khi quân đội của ông thất bại. Xem cảnh tượng nữ nô lệ bị đối xử như súc vật, đồ vật đã khiến ta kinh hoàng.

Về mặt này, chỉ có người vô tư, thích biểu diễn tài vẽ và màu sắc mới có thể diễn tả đến cảnh giới xuất thần sau khi đã nắm bắt mọi chi tiết, để thể hiện nên họa phẩm. Ông nhận định rằng: “Nghệ thuật là phải vượt thời gian, hòa đồng vào giá trị vĩnh hằng của xưa và nay”.

Bức “Chiếc giường Pháp",  (1646) của danh họa Hà Lan Rembrandt

Rembrandt bắt đầu cầm bút vẽ từ rất sớm với những bức họa chịu ảnh hưởng của Lastman và Lievens với đề tài chủ yếu xoay quanh chủ đề tôn giáo hay dựa theo các câu chuyện ngụ ngôn. Ngoài những bức như bức họa nổi tiếng De Nachtwacht và Chúa trong cơn bão ở Hồ Galilee (1633), ông còn nổi tiếng với bức “Chiếc giường Pháp" (1646).

Cặp đôi “làm tình” trong tranh bị nhiều người đồn đó là Rembrandt với người tình là Hendrickje Stoffels, vốn ban đầu là người hầu của ông. Sau này họ có với nhau một con gái cũng có tên là Cornelia.

Bức “Chân dung trên giường" (1900) của danh họa Aubrey Beardsley

Aubrey Beardsley là một họa sĩ tiên phong của phong trào Art Nouveau, là người luôn bị dẫn dắt bởi sự đam mê những cái đẹp kì quặc (grotesque) và gợi tình (erotic).

Khác với những tấm trước đó, “Chân dung trên giường” lại được ông vẽ một cách khá bình dị, không hề có những thiếu nữ khỏa thân.

Bức “The Sick Child (1907)” của danh họa “Tiếng thét” Edvard Munch

Munch thường đề cập đến những chủ đề khó, như trong bức tranh The Sick Child (Đứa trẻ ốm), khiến các nghệ sĩ cùng thời không hiểu được tác phẩm của ông. Họ gạt bỏ những bức tranh của ông như thể chúng không phải các tác phẩm hoàn thiện.

Những bức tranh mang đề tài bệnh tật của Munch có các đặc điểm khá riêng tư liên quan tới cuộc đời ông. Nguyên nhân khi còn trẻ, ông đã phải chứng kiến cái chết của mẹ và em gái do bệnh lao. 

Hoạ sĩ Edvard Munch qua đời năm 1944 ở tuổi 81 để lại một khối tranh bất hủ với dòng chảy của thời gian, trong đó tiêu biểu nhất là kiệt tác “Tiếng thét”.

Bức “Giấc mơ của thánh nữ Ursula” của Vittore Carpaccio

Giấc mơ của Thánh nữ Ursula” được Vittore Carpaccio vẽ năm 1494 với mục đích để tưởng nhớ nữ thánh Ursula. Bà là một nữ công chúa huyền thoại xứ Breton, người đã dẫn đầu nhóm hành hương đến La Mã gồm 10.000 trinh nữ. Tất cả đều được cải tạo theo đạo, nhưng sớm bị tàn sát bởi bọn lính man rợn Huns.

Bức “Giấc mơ của Constantine" (1452 – 66) của danh họa người Ý Piero della Francesca

Piero della Francesca là một trong những họa sĩ người Ý quan trọng nhất thế kỷ 15, thời kỳ Phục Hưng. Nghệ thuật của ông là nhạc điệu của màu sắc, đường nét, hình khối, ánh sáng và không gian hòa trộn trong tính nhân văn sâu sắc. Ông cũng là bậc thầy về cơ thể học và luật viễn cận với nhiều tác phẩm được coi như mẫu mực cho các thế hệ sau.

Bức “Giấc mơ của Constantine” cho chúng ta thấy cảnh hoàng đế Constantine nằm yên ngủ trong túp lều của ông. Đây cũng được đánh giá là một trong những tác phẩm gây tiếng tăm lớn nhất của danh họa người Ý này.

Bảo Toàn (Theo The Guardians)