11 bí quyết chăm sóc làn da cho bệnh nhân tiểu đường

Có nhiều mẹo giúp chăm sóc làn da cho bệnh nhân tiểu đường như tránh tắm nước quá nóng, uống nhiều nước, ăn thực phẩm lành mạnh, chọn mỹ phẩm tự nhiên,...

15.6088

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cho hay, bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.

Số người mắc bệnh tiểu đường đang chiếm 2,7% dân số Việt Nam. Và Theo cảnh báo của Quỹ đái tháo đường thế giới (WDF), sự gia tăng bệnh tiểu đường ở các nước phát triển là 42% nhưng ở các nước đang phát triển như Việt Nam lại lên tới 170%, Báo điện tử Một thế giới dẫn tin theo The Health.

11 bí quyết chăm sóc làn da cho bệnh nhân tiểu đường

Nếu bạn có bệnh tiểu đường loại 2, chăm sóc làn da của bạn là một phần quan trọng trong giữ gìn sức khỏe tổng thể. Giữ cho làn da của bạn mềm mại, an toàn, luôn hoàn hảo chỉ với vài mẹo thông minh sau.

1. Quản lý lượng đường trong máu của bạn

Bệnh nhân tiểu đường phải đối mặt với nguy cơ kép: tổn thương thần kinh có thể dẫn đến tê liệt, bàn tay và bàn chân dễ bị tổn thương, trong khi lưu thông máu kém và lượng đường trong máu tăng cao có thể làm chậm lành vết thương và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Đường huyết cao cũng làm cho làn da của bạn khô và dễ bị nứt và vỡ. Điều này sẽ mở ra cánh cửa đến nhiễm trùng.

Điều quan trọng số 1 là quản lý lượng đường trong máu của bạn bằng cách kiểm tra tầm soát sức khỏe, Katherine H. Fiala, MD, giám đốc chuyên khoa da liễu trung tâm Scott & White ở Temple, Texas nói. Nếu bạn làm điều đó đầu tiên, mọi thứ khác sẽ dễ dàng hơn nhiều.

2. Kiểm soát huyết áp của bạn

Những người có bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ bị cao huyết áp, bệnh này cũng có thể ảnh hưởng đến da nhiều như bất kỳ một phần khác của cơ thể.

Bởi vì da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, nó bị ảnh hưởng bởi mọi thứ khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn,  Earlexia M. Norwood, MD, giám đốc dịch vụ Y học gia đình tại bệnh viện Henry Ford West Bloomfield ở Michigan nói.

Bác sĩ Norwood khuyên dùng thuốc điều trị cao huyết áp, và đừng quên tập thể dục. Nó sẽ làm hạ huyết áp và ổn định lượng đường trong máu, và tăng lưu lượng máu đến da của bạn, giúp làn da khỏe mạnh và giàu sức sống.

3. Tránh tắm nước quá nóng

Tắm nước nóng giúp lưu thông máu tốt hơn nhưng tắm vòi sen hoặc tắm nước quá nóng là một ý tưởng tồi vì nó có thể làm khô da. Đừng để nhiệt độ nước vượt quá 50°C và, hỉ nên ngâm mình trong khoảng 10-15 phút.

Với những người bị tổn thương thần kinh cảm giác do tiểu đường, nước quá nóng có thể gây bỏng mà bạn không lường trước được do cảm giác tê ở bàn tay và bàn chân.

Đặt nhiệt độ bình đun nước nóng thấp hơn thông thường, kiểm tra nước bằng cảm giác ở bàn tay, bàn chân trước khi tắm là cách đơn giản nhất mà các bác sĩ khuyên bạn.

4. Giữ ẩm cho da

Nên thường xuyên giữ ẩm cho da, nhất là vùng mặt, chân, cánh tay, lưng và bụng. Có một số loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho người bị tiểu đường. Mát xa hay sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm từ dầu dừa cũng rất hiệu quả và không sợ tác dụng phụ.

5. Giữ da sạch và khô

Bên cạnh các khu vực da tiếp xúc nhiều với nhiệt độ, ánh sáng cần giữ độ ẩm thì nhiều khu vực lại cần giữ khô ráo. Độ ẩm nhanh chóng thu thập dưới cánh tay, dưới ngực, giữa hai chân của bạn, và kẽ ngón chân mà có thể dẫn đến nhiễm nấm và nấm men.

Hãy chắc chắn rằng bạn lau khô kỹ lưỡng sau khi tắm và mặc trang phục thoáng khí. Điều đó cũng rất quan trọng để giữ một làn da khỏe mạnh.

6. Hãy hiểu biết thời tiết

Bị tổn thương thần kinh cảm giác do tiểu đường, quá nóng hay quá lạnh có thể làm tổn thương ngoài da mà bạn không biết. Hãy lưu ý về thói quen dưỡng ẩm hàng ngày của bạn khi trời lạnh hoặc gió bên ngoài. Mùa đông da dễ xuất hiện các vết nứt nẻ, nên chăm sóc da kỹ hơn.

Dùng son dưỡng ẩm làm mịn môi và sử dụng một máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng sẽ đảm bảo không khí không quá khô. Và khi bạn đang ở bên ngoài, luôn luôn đeo găng tay len hoặc găng không thấm nước để chống lại sự tê cóng.

Tương tự như vậy, hãy cẩn trọng trong mùa hè. Xức kem chống nắng và không bao giờ đi bộ chân trần tại bãi biển và trên vỉa hè nóng.

7. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước, nước tinh khiết hoặc nước trái cây ít đường và nói không với caffein là sự lựa chọn tốt để giữ cho làn da của bạn trông luôn rạng rỡ.

Một nhóm các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng người khỏe mạnh uống 4 đến 8 ly nước mỗi ngày ít có khả năng bị tăng nồng độ đường trong máu hơn so với những người uống ít hơn hai ly một ngày.

Họ lý giải rằng sự mất nước có thể làm tăng nồng độ của hormone vasopressin và hormone này thúc đẩy gan sản xuất đường trong máu nhiều hơn.

8. Ăn thực phẩm lành mạnh

Điều đó có nghĩa là ngũ cốc nguyên hạt , chất béo bão hòa thấp, và các loại trái cây và rau quả. Tuy nhiên Marina Chaparro, phát ngôn viên của Viện dinh dưỡng và chế độ ăn nêu ra một lưu ý quan trọng: Với người bị tiểu đường, một số củ quả và trái cây cũng là nguồn carbohydrate dồi dào vì vậy nó sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn.

Hạn chế ăn các loại trái cây sấy khô như nho khô và quả nam việt quất. Tốt nhất nên ăn quả tươi, như dâu tây, quả việt quất, mâm xôi. Hiểu biết khoa học dinh dưỡng, bạn có thể ăn rất nhiều món khoái khẩu mà không tăng lượng đường trong máu của bạn, Chaparro nói.

9. Chọn các mỹ phẩm nguồn gốc tự nhiên

Khi nói đến xà phòng, sữa tắm hay mỹ phẩm, lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm của các thương hiệu uy tín. Với người bệnh tiểu đường, hạn chế hoặc hoàn toàn không sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất, nên sử dụng mỹ phẩm nguồn gốc tự nhiên như bột yến mạch để tắm và mát xa cho da.

10. Kiểm tra bàn chân của bạn mỗi ngày

Bàn chân là nơi đặc biệt dễ bị tổn thương vì bệnh tiểu đường có thể gây tê khiến ta bỏ qua các vết cắt nhỏ hoặc gai đâm. Ngoài ra lưu thông máu kém làm vết thương như vậy dễ bị nhiễm trùng và lâu lành, có thể làm tăng nguy cơ hoại tử và các vấn đề khác.

Bệnh nhân tiểu đường cần phải kiểm tra bàn chân của họ mỗi ngày trước khi đi ngủ để xử lý nếu có bất kỳ thay đổi nào, Tiến sĩ Norwood nói.

Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm và không bao giờ ngâm chân trong nước. Sau đó, lau khô và thêm một loại kem dưỡng ẩm hoặc dầu jelly để mát xa chân. Nếu phát hiện vết thương màu đỏ và lan rộng thì tốt nhất nên gặp bác sĩ.

11. Cẩn trọng khi loại bỏ vết chai

Nên đọc

Nếu bạn bị tiểu đường, bàn chân của bạn cũng dễ bị chai sần, do đôi giày không vừa hoặc cọ xát hay áp lực lên cùng một chỗ do tê. Vấn đề: vết chai làm bạn khó có cảm giác ở chân.

Nếu bạn đang cân nhắc có nên tự loại bỏ vết chai bằng dao cạo hay kềm bấm móng thì hãy cân nhắc vì chính việc tê do tổn thương thần kinh khiến bạn dễ dàng gây tổn thương cho phần mô lành, Tiến sĩ Norwood nói. Nếu muốn loại bỏ nó, tốt hơn hết là gặp một bác sĩ.

Đi khám bác sĩ nếu bệnh tiểu đường làm cho việc chữa lành các vết thương nhỏ cũng trở nên khó khăn, Tiến sĩ Fiala nói. Hãy gặp bác sĩ nếu bạn có một vết cắt, đốt, hoặc nhiễm trùng mà vẫn đỏ hoặc tiếp tục làm tổn thương hơn hai ngày, có hiện tượng lây lan, hoặc đi kèm với biểu hiện sốt. Xử lý nhanh chóng là cách tốt nhất để tránh các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Thùy Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]