1. Lăn trứng gà
Trứng gà có tắc dụng rất tốt trong việc làm tan vết bầm. Trên bề mặt trứng có những lỗ nhỏ li ti - là những đường ống rất nhỏ dẫn tới lòng vàng. Khi sử dụng thường luộc xong mới lăn lên vết bầm tím nên trong trứng còn nhiệt khá cao.
Trứng gà có tắc dụng rất tốt trong việc làm tan vết bầm. |
Vì thế, nó sẽ có áp suất hút vào lòng vàng. Kiên trì thực hiện cách thức này, vết thâm tím sẽ tan biến nhanh chóng.
Khi sử dụng thường luộc xong mới lăn lên vết bầm tím nên trong trứng còn nhiệt khá cao.
2. Chườm lạnh
Chườm lạnh là việc bạn nên làm đầu tiên khi bị bầm tím. |
Chườm lạnh là việc bạn nên làm đầu tiên khi bị bầm tím, nó không những giúp bạn có cảm giác dễ chịu, thoải mái thay vì đau đớn như trước đó mà chườm lạnh còn kích thích các mạch máu bị tổn thương co bóp lại, giảm nguy cơ sưng phồng. Đồng nghĩa làm mờ vết bầm tím và hạn chế nguy cơ này.
3. Chườm nóng
Một ngày sau khi chườm lạnh sử dụng khăn nóng để đắp lên vùng da bị bầm tím. Cách này sẽ giúp cho máu dễ dàng lưu thông.
4. Bơ thực vật
Một số trẻ nhỏ cảm thấy sợ hãi vì cảm giác lạnh buốt khi chườm lạnh thì bạn đừng nên gượng ép bé mà thay vào đó hãy dùng bơ thực vật thoa lên vùng thâm tím. Bơ thực vật cũng sẽ giúp bé hạn chế nguy cơ bị sưng phồng vết thương.
5. Cải bắp
Dùng lá cải bắp giã nát, ép lấy nước và dùng bông gòn thấm lên vùng da thâm tím. Ngoài khả năng làm giảm vết thâm tím thì cải bắp còn có chứa những hợp chất chống viêm nhiễm.
6. Hành tươi
Không chỉ là thứ gia vị làm dậy mùi món ăn mà bạn còn có thể dùng củ hành giã nát đắp lên vùng da bị thâm tím nhưng không phải là vết thương hở.
7. Cây mùi tây
Rất giàu vitamin và có khả năng chữa lành vết thương do bầm tím nhưng không phải vết thương hở. Hãy lấy nước của cây mùi tây đắp lên vùng da bị thâm tím bạn sẽ thấy vùng da nơi đây sớm được cải thiện tình hình.
8. Mù tạt
Có khả năng đánh tan vết máu bầm, tụ máu gây nên tình trạng thâm tím. Chỉ cần dùng mù tạt đắp lên vùng da thâm tím là đủ.
9. Dấm
Cắt một vài lát hành khô trộn chung với dấm rượu táo và thoa lên vùng da bị thâm tím. Ít ai biết dấm rượu táo trị chứng viêm nhiễm, sưng phồng, những tổn thương gây bầm tím rất hiệu quả.
Chỉ cần dùng một miếng bông gòn nhỏ thấm dấm rượu táo và thoa trực tiếp lên vết thương hoặc pha lẫn với lòng trắng trứng để thoa lên vết thâm tím.
10. Vitamin C
Rất có lợi trong việc làm tan những vết máu bầm. Cho nên trong thời gian bị thâm tím bạn nên bổ sung các loại rau xanh và trái cây, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt như cam, quýt, bưởi vào trong chế độ ăn uống hàng ngày vì đây là nguồn cung cấp cho cơ thể đa dạng các loại vitamin đặc biệt là vitamin C.
11. Kẽm
Kẽm giúp phát triển các tế bào một cách lành mạnh, giúp các vết thương nhanh lành và phòng tránh tình trạng sưng phù. Các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung khoảng 50 – 100 mg kẽm mỗi ngày.
12. Bột cà phê
Làm việc lâu bên máy tính, thức khuya chính là nguyên nhân khiến mắt xuất hiện những quầng thâm đen hay sưng mọng. Với đôi mắt như vậy chắc hẳn sẽ khiến bạn mất tự tin khi xuất hiện trước đám đông, hoặc cản trở bạn trong quá trình trang điểm.
Muốn tìm lại vẻ đẹp cho “cửa sổ tâm hồn” hãy dùng bông gòn thấm nước cà phê đen lên mắt, nằm thư giãn khoảng 10 phút. Lưu ý không rắc bột cà phê lên mắt vì điều này sẽ rất nguy hiểm.
Đối với những vùng da khác, dùng bột cà phê đắp lên vùng da bị thâm tím, sau đó băng gạc lại khoảng 1 giờ đồng hồ.
13. Tinh dầu dừa
Bạn cũng có thể dùng tinh dầu dừa để thoa lên vùng da bị bầm tím cũng rất hiệu quả.
14. Mật gấu
Dân gian thường dùng mật gấu để xoa bóp rất hiệu quả trong việc điều trị các vết thâm tím. Nên pha loãng trước khi sử dụng bởi tính năng của mật gấu rất cao, nếu dùng trực tiếp và quá đặc sẽ gây kích ứng cho da. Không dùng mật gấu trên vết thương hở vì nó sẽ đi ngược lại mong muốn của bạn.
15. Rượu gấu tàu hoặc rượu hạt gấc
Hai loại rượu này cũng có thể dùng để xoa bóp sẽ mang lại hiệu quả rất tích cực, giúp giảm đau, nhanh tan máu bầm. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý không được uống loại rượu này sẽ cực độc và cần để xa tầm tay trẻ em phòng ngộ độc.
16. Sò huyết
Sò huyết là món ăn có hương vị hấp dẫn được ưa chuộng, có giá trị dinh dưỡng cao. Trong Đông y, thịt sò và vỏ sò còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh.
Sò huyết chữa tụ máu, bầm tím do té ngã, bị đánh. Ngày dùng bột vỏ sò 2 lần: sáng tối, uống mỗi lần 1 thìa canh với nước ấm, có thể hòa ít rượu trắng uống giúp thuốc chuyển vận nhanh.
Cách làm bột vỏ sò: vỏ sò đã lấy hết thịt, rửa sạch, đập vụn cho vào nồi đất trát kín, nung đến khi đỏ hồng. Lấy ra để nguội, tán nhỏ, rây bột mịn, hoặc nhúng ngay vỏ sò đang hồng vào dấm với tỷ lệ: 1kg vỏ sò với 100ml dấm rồi mới tán bột mịn.
17. Nghệ tươi
Nghệ vàng còn có các tên gọi khác khương hoàng, vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau.
Củ nghệ tươi giã nát cùng phèn chua để đem xoa bóp lên vết thương, vết bầm tím do ngã cũng rất có hiệu quả.
Từ xưa dân gian còn dùng phương pháp lấy củ nghệ tươi giã nát cùng phèn chua để đem xoa bóp lên vết thương, vết bầm tím do ngã cũng rất có hiệu quả.
18. Cua đồng
Chấn thương do ngã, va đập, đòn hiểm bầm tím, đau tức: Có thể sơ cứu bằng cách uống nước cua đồng tươi sống và đắp bó bã cua vào chỗ tổn thương. Cách chữa này được truyền tụng từ lâu đời, nhất là trong giới võ thuật.
19. Lá quýt
Chữa va đập bầm tím sưng đau: Lá quýt gai 20g, rửa sạch, phơi khô, sao vàng. Đổ 400ml nước, sắc còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3 - 5 ngày. Ngoài ra lấy lá quýt gai rửa sạch, giã nát đắp lên chỗ bị thương, sau 3 giờ thay băng đắp liên tục 3 - 5 ngày.
20. Lá hẹ
Lá hẹ có tác dụng làm tốt với vết thương bầm tím.
Lá hẹ tươi 50-100 g rửa sạch, giã nát, trộn với 10 g đường đỏ rồi đắp vào vết thương, mỗi ngày một lần. Cũng có thể dùng rễ hẹ tươi 50 g rửa sạch, giã nát, xào nóng với 100 ml cồn 90 độ rồi đắp vào vết thương, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 30 phút.
21. Hoa quỳnh
Hoa quỳnh mới nở, cắt ngâm ngay vào rượu cho ngập trong 10 - 15 ngày, ngâm càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2ml; chữa vết thâm tím sưng đau.
22. Hơ nóng vào ngày hôm sau
Sau khi đã đắp nước đá trên vết bầm, bạn có thể yên tâm rằng chỗ bầm sẽ không hiện lên xanh hay tím trong ngày hôm sau đối với trường hợp nhẹ. Với trường hợp nặng, bạn vẫn có thể thấy vết bầm này xuất hiện, nhưng thường nhạt và nhỏ.
Đây là lúc bạn có thể dùng hơi nóng hơ lên để làm vết này tan biến nhanh chóng. Dùng khăn nhúng nước thật nóng, vắt khô rồi đắp lên chỗ bầm; xả lại khi khăn nguội; cứ thế liên tục từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ tùy theo vết bầm lớn hay nhỏ.
23. Nha đam và ngò tây
Bạn nên biết, nha đam và ngò tây có tác dụng kháng sinh tốt, mau liền vết thương, giàu vitamin. |
Bạn nên biết, nha đam và ngò tây có tác dụng kháng sinh tốt, mau liền vết thương, giàu vitamin, điều này giúp cho những vết bầm tím mau chóng được cải thiện, giảm bớt sưng viêm. Hãy xay nhuyễn nha đam và ngò tây rồi trộn hỗn hợp này thoa lên vùng bầm tím mỗi ngày 3 lần để giảm đau và nhanh tan máu bầm.
24. Dầu gió, dầu con hổ
Cách làm nhanh nhất tiện lợi nhất mà mọi người hay làm là dùng dầu gió, dầu con hổ xoa bóp vết bầm tím để điều trị, giúp giảm đau hiệu quả và giảm sưng huyết bầm tím.
25. Hành tươi
Không chỉ là thứ gia vị làm dậy mùi món ăn mà bạn còn có thể dùng củ hành giã nát đắp lên vùng da bị thâm tím nhưng không phải là vết thương hở.