Tin bài Hay
Mẹo vặt

Ngủ như thế nào để chợp mắt 5 phút hiệu quả như 6 giờ?

01/01/2000 - 00:00

Ngủ như thế nào để chợp mắt 5 phút hiệu quả như 6 giờ?
Ngủ như thế nào để chợp mắt 5 phút hiệu quả như 6 giờ?

Giấc ngủ cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, nhưng ngủ sao cho đúng cách để cảm thấy mình tràn đầy năng lượng thì không phải ai cũng biết.



ảnh minh họa

Thực tế cho thấy rằng, nếu chợp mắt được 3 phút vào giờ trưa (11h-13h) sẽ mang lại cảm giác tỉnh táo như vừa ngủ 2 giờ ở thời điểm khác trong ngày. Trong khi đó, từ 23h đêm đến 1h sáng là quãng thời gian mà nếu bạn ngủ 5 phút sẽ tương đương với 6h ở các khung giờ khác.

Ngược lại, nếu sau 12h30 đêm mà bạn vẫn chưa ngủ thì sẽ rất không tốt, cơ thể cảm giác trằn trọc, thao thức và khó chìm sâu vào giấc ngủ hơn. Từ 5h-6h lại là lúc để bạn thức dậy. Nếu ngủ nhiều quá, đầu óc cứ bị mê muội và không cảm thấy thư thái chút nào. Và ngược lại ngủ muộn quá, khi thức dậy bạn dễ bị váng đầu rất khó chịu.

Vậy, tại sao giấc ngủ phải tuân theo những quy luật như vậy? Đơn giản giống như nguyên lý hoạt động của vũ trụ, mọi thứ đều có chu kỳ của nó.

Ngủ vào giờ nào là đúng cách?

Cơ thể con người là cả một bộ máy phức tạp hoạt động theo một quy luật riêng. Chính vì thế mà trong những thời điểm nhất định, con người cần được nghỉ ngơi bằng giấc ngủ say để mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ. Tức là giấc ngủ cũng có nguyên tắc của nó.


Ngủ muộn khiến cơ thể dễ bị suy nhược, mệt mỏi

Từ 23h đến 3h sáng (giờ Tý và giờ Sửu) là lúc lá gan hoạt động mạnh nhất. Mật gan sẽ được tiết vào máu: “Nằm thì máu chảy về gan, đứng dậy thì máu chảy đi”. Vì thế mà bạn nên bắt đầu lên giường từ 22h, lặng lẽ tĩnh tâm để đến khoảng 23h có thể chìm vào giấc ngủ. Mật từ gan tiết vào máu, lọc bỏ chất độc, chất thải, làm cho huyết dịch trở nên tươi mới, trong sạch. Điều này giúp hạn chế bệnh viêm gan hay sỏi mật.

Nhưng nếu thức khuya quá nhiều, mật từ gan sẽ không được đưa đủ vào máu, huyết dịch tự nhiên không được thải độc, không được làm sạch, mật trong gan không được tiết ra đều đặn. Vì thế dễ gây ra sỏi mật, u nang và viêm gan.

Thêm nữa, nửa tiếng trước khi ngủ, bạn không được nói chuyện vì kinh động đến phổi, dẫn tới tâm cũng bị kinh động khiến não bộ hưng phấn làm bạn khó chìm vào giấc ngủ. Điều này cũng xảy ra nếu trước khi ngủ bạn tập trung, nghiên cứu cái gì đó quá chăm chú hay vận động quá mức, uống chất kích thích…

Giờ Hợi (21h) là thời điểm hoạt động mạnh nhất của ba kinh mạch (tam tiêu) chính trên cơ thể làm thông hàng trăm kinh mạch khác. Ba kinh mạch gồm Thượng tiêu (lưỡi, thực quản, tim phổi), Trung tiêu (dạ dày) và Hạ tiêu (ruột non, ruột già, thận, bàng quang). Ngủ giờ Hợi thì trăm mạch đều nhu dưỡng. Vì thế mà người sống lâu thường có thói quen ngủ trước 21h, còn phụ nữ muốn trẻ mãi thì cũng nên đi ngủ sớm vào giờ này.

Cung giờ Dần (từ 3h-5h sáng) là lúc kinh mạch của phổi hoạt động mạnh. Đây là thời điểm để rời khỏi giường hít thở dài, chậm để phổi giãn ra, khí đi vào cơ thể êm thuận, loại bỏ khí xấu, thanh lọc phổi và hoàn thành trao đổi chất. Làm như thế để bắt đầu một ngày mới với dương khí sung mãn.

Từ 5h-7h sáng là lúc kinh mạch ở đại tràng hoạt động mạnh nhất. Thế nên, bạn phải rời giường để bài xuất tất cả xú uế ra ngoài. Nếu không sẽ hình thành độc tố đi vào cơ thể gây nguy hại cho huyết dịch cũng như lục phủ ngũ tạng khác.

Ngủ nướng sẽ ảnh hưởng tới dạ dày

Từ 7h-9h sáng là lúc kinh mạch ở dạ dày hoạt động mạnh nhất. Từ 9h-11h sáng, kinh mạch ở tỳ vị hoạt động mạnh nhất, cơ thể có thể tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Nếu vẫn còn nằm trên giường thì dịch dạ dày sẽ tích tụ nhiều làm ăn mòn, lở loét. Để lâu sẽ khiến dạ dày sinh bệnh và không thể tiêu hóa tốt như trước. Vậy nên đây là lý do không được ngủ nướng và phải bổ sung bữa sáng đầy đủ, giàu chất dinh dưỡng.

Những lưu ý cần biết đối với giấc ngủ

Thói quen xấu mà nhiều người hay mắc phải đó là mở cửa sổ, bật quạt và bật điều hòa khi đi ngủ. Điều này không hề tốt chút nào bởi khi ngủ, khí huyết lưu thông chậm, nhiệt độ cơ thể hạ thấp nên những hành động đó có thể khiến hàn khí xâm nhập vào người, ngủ dễ gặp ác mộng. Chưa kể theo y học phương Đông, khi ngủ cơ thể hình thành lớp khí dương bao quanh rất có lợi cho giấc ngủ, nếu bật quạt hay điều hòa, mở cửa thì sẽ phá vỡ lớp khí đó.

Trong số này, mở điều hòa ảnh hưởng xấu tới cơ thể nhất. Vì nếu mở cửa hay bật quạt thì gió chỉ xâm nhập vào gân, nhưng khí hàn lạnh của điều hòa lại có thể xâm nhập tận xương. Bởi vậy mà sáng tỉnh dậy thì mặt vàng, sau cổ bị tê cứng, khớp xương đau nhức và thậm chí là phát sốt.


Bật quạt khi ngủ là thói quen không tốt 

Hiện tượng này gọi là phong hàn xâm nhập đến gân và khớp xương làm cho khí cơ thể tổn thương. Bởi thế tốt nhất khi ngủ bạn không nên mở điều hòa, không bật quạt và đóng kín cửa phòng (tất nhiên phải có lỗ thông gió để điều hòa ô xi trong phòng). Nếu trời nóng có thể mở cửa phòng chính để khỏi tê cứng cổ, uể oải vào sáng hôm sau.

Một số người đã cố đi ngủ sớm nhưng không được, đó là vì cơ thể thiếu dương khí dẫn tới khó ngủ (dù đã lên dường) và sáng hôm sau thấy mệt mỏi. Cần bồi bổ để xương tủy không lạnh, hỏa khí sẽ đẩy hàn ra ngoài để có giấc ngủ ngon hơn.

Nguyên nhân nữa khiến cơ thể khó chìm vào giấc ngủ sâu là gan bị bốc hỏa hay dạ dày gặp vấn đề.Nếu dạ dày bị hàn thì đó là do thiếu dương khí hoặc uống nhiều trà xanh. Nếu dạ dày bị hàn thì nhiệt nóng bốc lên làm miệng thở gấp. Một trường hợp nữa là dạ dày bị khô, thiếu nước làm miệng lưỡi khô ráp, háo nước.

Thêm nữa, dạ dày đầy khí hư, bụng trướng cũng khiến cơ thể ngủ không ngon giấc. Nếu ăn nhiều hải sản, cá, gà thì dạ dày sẽ bị quá tại, không thể tiêu hóa hên nên cũng khó ngủ. Bụng trướng, phình khiến bạn trở người liên tục trong đêm. Quá nhiều khí hư khiến cơ thể đổ mồ hôi lạnh ảnh hưởng tới việc ngủ nghỉ rất nhiều.

Nguyên tắc bắt buộc là cần giữ ấm tứ chi vì tứ chi thuộc dương. Trước khi ngủ, nên ủ ấm tay chân, rốn và cả vị trí Hội Âm (giữa hậu môn và bộ phận tiểu tiện), vì thế thận dương không bị hao tổn, ngủ sẽ ngon giấc.

Phương pháp để có giấc ngủ ngon

Ngồi tĩnh tâm trước khi ngủ


Ngồi xếp bằng trước khi đi ngủ

Bạn ngồi xếp bằng tự nhiên trên giường, hai tay để nhẹ lên đùi và xếp chồng lên nhau. Sau đó, tập trung hít thở tự nhiên, hãy cảm nhận các lỗ chân lông hô hấp theo từng nhịp nhẹ nhàng. Làm như thế đến khi ngáp chảy nước mắt thì ngả lưng xuống sẽ ngủ được ngay. Nhớ là tâm phải tĩnh, không bị chi phối bởi yếu tố nào.

Xoa bóp chân


Xoa bóp tay chân trước khi ngủ rất tốt

Chân được gọi là “con tim thứ hai”, nơi giao nhau của rất nhiều kinh mạch, tập trung nhiều huyệt đạo. Vì thế sẽ rất tốt nếu xoa bóp bàn chân và các ngón chân đến khi thấy nóng, rồi xoa bóp lên bắp chân, đùi. Làm như thế sẽ khiến bạn buồn ngủ và ngủ ngon hơn. Phải giữ ấm chân suốt cả đêm để tránh hàn khí xâm nhập.

Thủy hỏa tiếp xúc


Nằm nghiêng phải, tay phải cầm tai phải. (Ảnh: womenshealth)

Tai phải là nước, lòng bàn tay phải là hỏa, thế nên nằm nghiêng bên phải, tay phải nắm tai phải để chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. Làm như vậy sẽ hình thành cơ chế thủy hỏa tức chế, tâm thận tương giao. Nếu duy trì lâu có thể dưỡng tâm ích thận. Nên ngủ sớm, mùa đông không quá 6 tiếng, các mùa khác chỉ nên ngủ sau trong 5 tiếng mà thôi.

Thuật dưỡng thân thể có 3 việc lớn: giấc ngủ, bài tiết và ăn uống. Trong số này, giấc ngủ là quan trọng bậc nhất. Ngủ phải lấy tinh thần làm chủ, tinh thần lấy an tâm làm chủ, cứ như thế để có giấc ngủ ngon, sức khỏe cường tráng. Tùy vào tuổi tác mà có thời gian ngủ cho hợp lý. Thanh niên ngủ nhiều nhất chỉ nên từ 7-8 tiếng một ngày, ngủ nhiều quá sẽ gây váng đầu chóng mặt, mặt đỏ mắt trướng, tứ chi mềm nhũn. Trẻ em thì ngủ 8-9 tiếng không ngại nhưng người già hoặc người bệnh chỉ ngủ 6 tiếng là đủ. 

Home

    Trang chủTin mớiThị trườngVideo