5 Đặc Điểm Của Một Người Quản Lý Vi Mô Và Cách Thay Đổi

Quản lý vi mô hay quản lý quá chi ly là căn bệnh thường gặp trong môi trường làm việc hiện đại mà các ứng dụng công nghệ đang chi phối hầu hết mọi hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là những đặc điểm cuả căn bệnh này và cách khắc phục.

15.6018

Mọi người đều đồng ý rằng quản lý vi mô là một điều xấu, nhưng không phải ai cũng biết làm thế nào để nhận diện và khắc phục nó.

Theo kinh nghiệm của tôi, quản lý vi mô thể hiện rõ rệt trong năm hành vi mà chúng ta có thể tránh được như sau:

1. Đo lường quá nhiều thứ.

Ưu điểm của công nghệ đó là bạn có thể đo lường doanh nghiệp của mình chính xác hơn nhưng nhược điểm là công nghệ khiến cho việc đo lường tràn lan trở nên quá dễ dàng. Việc đo lường quá nhiều đến nỗi không thể hiểu chính xác ý nghĩa của các dữ liệu chính là điển hình của quản lý vi mô.

Thay vào đó: Đối với mỗi công việc, chọn một hoặc hai thước đo để xác định hiệu quả của công việc đó và hãy bỏ qua những thước đo khác.

2. Giám sát quá chặt chẽ.

Giám sát đôi khi bị nhầm lẫn với đo lường, trong khi hai việc này hoàn toàn khác nhau. Bạn đo lường số liệu nhưng theo dõi hành vi. Khi bạn luôn lo lắng và để ý nhân viên của mình từng chút một thì việc giám sát sẽ trở thành quản lý vi mô.

Thay vào đó: Hãy giám sát và hướng dẫn nhân viên chỉ khi họ thấy cần thiết phải cải thiện hiệu suất làm việc của mình.

3. Quá coi trọng sự đồng thuận.

Thu thập ý kiến trước khi đưa ra quyết định là điều nên làm, đặc biệt là ý kiến của những người chịu tác động của quyết định đó. Tuy nhiên, sẽ là quản lý vi mô nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho việc thảo luận trước khi đưa ra quyết định.

Thay vào đó: Đặt ra deadline cho quyết định đó. Lập ra khung thời gian cố định trong buổi họp để thu thập ý kiến và sau đó đưa ra quyết định đúng thời hạn.

4. Can thiệp quá nhiều.

Các nhà quản lý kiểu “trực thăng” cũng tồi tệ không kém những bậc phụ huynh kiểu này (helicopter parents - những bậc phụ huynh can thiệp quá nhiều vào cuộc sống con em mình) - họ khiến chính những người mà họ đang cố gắng giúp đỡ trở nên vô dụng. Cách duy nhất mà mọi người có thể trưởng thành là mắc sai lầm, điều đó có nghĩa là người quản lý không thể lúc nào cũng phải xông vào hòng cứu vãn mọi việc.

Thay vào đó:   Khi nhân viên đưa ra đề nghị cần được giúp đỡ, hãy luôn sẵn sàng chỉ dẫn một cách nhiệt tình, nhưng hãy để nhân viên của bạn tự trưởng thành sau thất bại. Nếu họ không thể hoặc không học hỏi được gì từ những sai lầm của mình thì họ không còn giá trị để bạn giữ lại.

5. Đặt quá nhiều ưu tiên.

Các nhà quản lý thường làm cho nhân viên (và ngay cả bản thân họ) rối tung lên khi có một danh sách các "ưu tiên" mà tất cả đều quan trọng. Điều này chính là dấu hiệu của quản lý vi mô bởi dường như đây là cách duy nhất để tất cả mọi việc đều vận hành trơn tru.

Thay vào đó: Hãy đặt những ưu tiên riêng cho mỗi nhân viên, mỗi đội, mỗi nhóm và mỗi bộ phận. Hãy để tự họ giải quyết và đạt được mục tiêu đó.

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]