5 điều các diễn giả thành công không bao giờ nói

BizLIVE - “Ngôn ngữ, đương nhiên, là liều thuốc hữu hiệu nhất của con người” - Rudyard Kipling. Tweet

15.579

Ngôn ngữ có sức mạnh kỳ diệu.

“Là những diễn giả và người thuyết trình trong thế giới kinh doanh, chúng ta sử dụng ngôn ngữ hàng ngày để kết thúc thương vụ, huy động quỹ, gây lòng tin, giành sự phê chuẩn và nhiều mục đích khác,” Darlene Price, Chủ tịch Well Said, tác giả của cuốn “Well Said! Thuyết trình và đối thoại để đi đến kết quả”

Bất kể là ngành hay bối cảnh nào, những người truyền thông hiệu quả sử dụng ngôn ngữ rất điêu luyện, làm hưng phấn và thuyết phục người khác. Cách họ sử dụng ngôn ngữ như là một trong những cách họ gây cảm hứng cho người nghe tin, và sau đó đi đến hành động.

“Là một diễn giả thành công, có một số từ và cụm từ bạn cần luôn luôn dựa vào đó để giúp mình kết nối tốt với độc giả”, bà nói. Và nếu bạn nhận được lời cảm ơn, thì đó là sự đánh giá cao của độc giả dành cho bạn. Hãy bắt đầu với câu: “Mục đích của bài thuyết trình là…” để tuyên bố mục tiêu của buổi nói chuyện. Và sử dụng cụm từ như: “Hãy tưởng tượng nếu…” để giúp khán giả hình dung ra thông điệp hay giải pháp bạn muốn truyền tải. “Những từ và cụm từ này có thể giúp khán giả chú ý tới bạn và duy trì sự chú ý đó”, bà nói.

Ngược lại, lựa chọn những từ ngữ sai lầm sẽ khiến lòng tin của bạn bị giảm sút và người ta nghi ngờ bạn. Sau đây là 5 cụm từ mà các diễn giả thành công không bao giờ nói:

1. “Tôi rất tiếc”, những diễn giả có khả năng diễn giải tốt thường không tin rằng nói “Tôi rất tiếc”, hay “Tôi xin lỗi” là điều nên làm.

“Ví dụ, một khán giả yêu cầu: “Ông vui lòng quay về slide trước được không?”, hay: “Ông có thể nói to hơn không?”, và diễn giả trả lời: “Ồ, tôi rất tiếc”, Price giảng giải. “Tại sao lại từ chối, trong khi đó, có thể đáp lại kiểu như: “Đương nhiên, tôi rất vui lòng”.

Diễn giả cũng có xu hướng đưa ra lời xin lỗi khi họ nghĩ họ mắc phải một lỗi lầm, mà hầu hết khán giả có thể không nhận ra. “Ví dụ, diễn giả nói: ‘Tôi rất tiếc – trước đó tôi đã quên mất là…’, thay vào đó, hãy bỏ qua như không có điều gì, đừng gây ra sự chú ý đối với họ. Hãy đưa ra một lời xin lỗi cho một sai lầm thực sự đã  báo hại ai đó. Nếu không, hãy tập trung cho bài nói chuyện.

2. “Tôi không chuẩn bị như tôi dự định”, đây là cụm từ hủy hoại danh tiếng của diễn giả theo một số cách. Nó cho khán giả biết diễn giả đang lấy họ làm nơi thực hành, chứ không phải là nơi để họ thể hiện sự quan tâm. “Là một diễn giả, tất nhiên bạn biết trách nhiệm hàng đầu của bạn là phải chuẩn bị và luyện tập thật tốt để mang đến một bài diễn thuyết thành công – một bài diễn thuyết mang đến giá trị cho diễn giả và nói lên những mặt tích cực của bạn”, Price nói. Khi những điều đó không làm được, đừng nói nó ra. Hãy làm tốt nhất những điều gì bạn có thể và chuẩn bị cho lần tiếp theo.

3. “Tôi mệt mỏi rồi”, không ai biết bạn bận rộn hay mệt mỏi tới đâu, đừng nói nó ra, Price nói. “Bạn đang là một diễn giả, và bạn phải tiến lên. Khán giả của bạn muốn và mong đợi giá trị đích thực từ bạn. Đừng làm họ thất vọng khi không cho họ những gì tốt nhất của bạn. Dù có hay không chuyện bạn làm việc quá sức hay mệt mỏi vì chênh lệch múi giờ, cảm lạnh, mất ngủ, chờ đợi, áp lực, hay muôn vàn chuyện khác như thế, hãy để tất cả chúng sang một bên.

4. “Tôi đã nói qua về vấn đề đó rồi, quý vị không để ý sao?” Khi một khán giả hỏi bạn về một điểm nào đó mà bạn đã nói qua rồi, hãy trả lời họ lịch sự (dù họ đúng là họ có lơ đãng không quan tâm), Price khuyên. Hãy để họ được nghi ngờ, tránh thái độ chỉ trích, bảo thủ. Đừng làm khán giả nào đó tức giận, xấu hổ, bối rối.

5. “Tôi căng thẳng quá”. Đừng thể hiện sự lo lắng của bạn như một điều tiêu cực, xem đó như một động lực, bà nói. “Mọi diễn giả thành công đều trải qua cảm giác đó trước khi đăng đàn. Và đó cũng chắc chắn là dấu hiệu bạn cần quan tâm. Hơn nữa, adrenalin, là chất tạo ra năng lượng thần kỳ cho cơ thể bạn để hoạt động tốt nhất. Vì vậy, để kiểm soát căng thẳng, tốt nhất đừng tìm cách loại bỏ nó.”

Dùng năng lượng để đứng thẳng, nở nụ cười chân thành, giao tiếp mắt tốt, thể hiện cử chỉ tự nhiên, và nỗ lực đáp ứng nhu cầu khán giả. Khi nói, sự căng thẳng của bạn bên trong không được phép thể hiện ra ngoài. Điều này sẽ giúp khán giả tin rằng bạn là một diễn giả đáng tin cậy và tự tin.

Lãnh đạo ở mọi công ty đều muốn lắng nghe những nhân viên có kỹ năng truyền thông tốt để đề bạt họ. Có nghĩa, mỗi khi bạn đứng trước khán giả, dù có là bao nhiêu đi nữa, đó cũng là cơ hội để bạn thúc đẩy sự nghiệp của mình, Price giảng giải. “Nó bắt đầu bằng ‘liều thuốc đầy sức mạnh’ có tên ‘ngôn ngữ’. Hãy chắc chắn lựa chọn và sử dụng chúng theo một cách lịch sự, khiêm tốn, khơi dậy hy vọng và thúc đẩy hành động”, bà kết luận.

Theo Business Insider

CẨM THỊNH / Theo Business Insider

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]