Bà bầu bị ho không nên ăn một số thực phẩm sau:
Quả quýt
Vỏ quýt có thể chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt chứa cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
Đậu phộng, hạt dưa, sô cô la
Đây là nhóm thực phẩm chứa dầu có thể làm tăng lượng đờm khi ăn chúng. Do vậy, nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm này khi bị ho.
Dừa, mía
Dừa, các sản phẩm từ dừa và nước dừa rất mát cho cơ thể nhưng nếu bạn bị ho, suyễn thì không nên ăn tất cả những gì liên quan đến dừa. Bởi dừa có tính lạnh, ăn nhiều sẽ gây trở ngại cho nội tạng. Tương tự như vậy bạn cũng không nên ăn hay uống nước mía khi bị ho.
Tôm
Dị ứng thức ăn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ho. Loại ho này thường xuất hiện sau khi bệnh nhân ăn một loại thức ăn bất kỳ nào đó mà cơ thể coi là một dị nguyên, lúc này trong cơ thể sẽ xảy ra một phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể giải phóng ra một loạt các chất trung gian hóa học đặc biệt là histamin gây ra triệu chứng của dị ứng.
Nếu dị ứng ở họng bạn sẽ thấy ngứa cổ, ho từng cơn và ho khan. Tôm là một trong những loại thức ăn có tỷ lệ người bị dị ứng cao nên nếu bạn thấy khi ăn tôm mà xuất hiện ngứa cổ và các cơn ho thì không nên ăn loại thức ăn này vì càng những lần ăn sau thì triệu chứng dị ứng càng nặng dần.
Thực phẩm ngọt, vị đậm
Hàng ngày nếu bạn ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị bốc hoả, làm triệu chứng ho nặng hơn. Nếu bạn có ý định ăn quýt để chữa ho thì bạn cần lưu ý tuy vỏ quýt có công hiệu trị ho, long đờm, nhưng thịt quýt lại khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
Thực phẩm chiên rán
Chức năng tiêu hóa của cơ thể khi bị ho là tương đối yếu. Thức ăn chiên xào có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.
Thực phẩm để lạnh
Khi bị ho không nên ăn đồ bảo quản trong tủ lạnh hoặc đồ đông lạnh mà chưa qua giã đông hoặc làm nóng. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra. Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm.
Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.
Theo An Nguyên - Gia đình Việt Nam