Bất ngờ cha di chúc hết tài sản cho người lạ mặt

B và E được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Có hai trường hợp xảy ra...

0


TIN BÀI KHÁC






(ảnh minh họa)
Ông A và bà B kết hôn hợp pháp sinh được 3 người con đặt tên là C,D và E ( hiện E được 12 tuổi). Ông A và B có tài sản chung 1 tỷ đồng. A có tài sản riêng 100 triệu đồng. Vào năm 2010, A lập di chúc hợp pháp với nội dung như sau: toàn bộ tài sản của A được chia cho Y. Đến năm 2011 thì ông A chết.
Vậy di sản thừa kế của bố mẹ tôi là ông A và bà B sẽ được chia như thế nào?
(Hoài Dũng, Hà Nội)

Công ty Luật Hà Nội VDT xin trả lời bạn như sau:

Ở đây chúng ta giả sử: Di chúc A để lại cuối năm 2010 là di chúc cuối cùng, di sản của A không được dùng để thanh toán các nghĩa vụ tài chính và chi phí liên quan mà được đem ra để chia hết cho những người thừa kế, những người được thừa kế không từ chối nhận di sản, không thuộc trường hợp không có quyền hưởng di sản, A không còn cha mẹ. Thì việc chia di sản được tiến hành như sau:
1.      Xác định tài sản thừa kế mà A để lại:
-          A và B có tài sản chung là 1 tỷ đồng, khi A chết, tài sản của A để lại được xác định là bằng ½ giá trị tài sản chung của vợ chồng, tức là bằng:
1.00.00.00              : 2 = 500.000.000  (năm trăm triệu đồng).
-          Ngoài ra A còn có tài sản riêng là 100.000.000.
  Di sản thừa kế A để lại là: 500.000.000 + 100.000.000 = 600.000.000 đồng.

2.      Xác định những người được thừa kế tài sản của A.
-          Y là người được A để lại tài sản theo di chúc hợp pháp, nên Y được quyền thừa kế di sản của A.
-          Ngoài ra A không để lại tài sản cho ai. Nhưng A còn có vợ và con trai chưa thành niên là E mới 12 tuổi, theo quy định tại điều 669 Bộ luật dân sự thì vợ và E là hai người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, mặc dù di chúc A để lại không dành tài sản thừa kế cho B và E nhưng B và E vẫn là hai người được hưởng di sản A để lại
  Có ba người được hưởng di sản thừa kế của A: Y, B và E.

3.      Xác định phần tài sản mà mỗi người thừa kế được hưởng.
-          Điều 669 Bộ luật dân sự quy định: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng di sản ít hơn một phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.
Như vậy, B và E được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Có hai trường hợp xảy ra:

Một là, Y cũng là người thừa kế theo pháp luật đối với di sản của A (Ví dụ: Y là con riêng của A) thì số người được thừa kế theo pháp luật là 5 người: B, C, D, E và Y. Mỗi một người sẽ được chia một phần di sản bằng nhau: 600.000.000 : 5 = 120.000.000 đồng.
  Trong trường hợp này thì phần tài sản của B và E được chia không phụ thuộc vào nội dung của di chúc bằng: 120.000.000 x 2/3 = 80.000.000 đồng.

  Tài sản còn lại được chia hết cho Y bằng: 600.000.000 – (80.000.000 x 2) = 440.000.000 đồng.
Hai là, Y không phải là người được thừa kế theo pháp luật đối với di sản của A thì số người được chia thừa kế theo pháp luật lúc này là 4 người: B, C, D, E. Mỗi một người sẽ được chia một phần di sản bằng nhau: 600.000.000 : 4 = 150.000.000 đồng.

  Trong trường hợp này phần tài sản của B và E được chia không phụ thuộc vào nội dung của di chúc bằng: 150.000.000 : 2/3 = 100.000.000 đồng.

  Tài sản còn lại được chia hết cho Y bằng: 600.000.000 – (100.000.000 x 2) = 400.000.000 đồng.
Thủ tục thanh toán và phân chia di sản thừa kế được tiến hành theo quy định của Bộ luật dân sự.

Chuyên viên tư vấn Nguyễn Thảo - Công Ty Luật Hà Nội VDT: Tầng 4 tòa nhà HABUBANK 242H Minh Khai, Hài Bà Trưng, Hà Nội. SĐT: 04.39934068 - 0974223408

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]