Theo các bác sĩ khoa nhi, một cơn khóc lặng hay khóc ngất, lả người đi được định nghĩa là một tình trạng khóc bất thường, không có nguyên nhân rõ ràng ở một đứa trẻ khỏe mạnh. Trẻ thường có biểu hiện hít vào một hơi rồi nín lặng, không thở ra. Miệng trẻ há rộng như muốn khóc, nhưng không phát ra tiếng động. Thông thường, những cơn khóc dạng này sẽ làm co thắt các vùng cơ vùng hầu họng khiến trẻ lặng đi, tím tái người, thậm chí có thể giật nhẹ tay chân. Tất cả những trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi đều có nguy cơ gặp phải cơn khóc lặng này. Đặc biệt, 1-3 tuổi là giai đoạn các bé dễ khóc lặng nhất.
Các cơn khóc ngất có thể khác nhau về mức độ và tần xuất. Chúng có thể xảy ra thường xuyên vài lần mỗi ngày hoặc chỉ thưa thớt vài lần mỗi năm. Tuy các cơn này thường rất ngắn, chỉ kéo dài chưa tới 1 phút, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều di chứng cho sức khỏe, thậm chí gây tử vong cho trẻ.
1/ Biểu hiện của cơn khóc lặng
Có 2 dạng khóc lặng và mẹ có thể phân biệt chúng dựa vào những đặc điểm sau:
- Cơn xanh tím: Thường xuất hiện khi trẻ bực bội hay tức giận chuyện gì đó, cơn khóc bắt đầu do thay đổi kiểu thở. Bé hít vào một hơi rồi nín thở, rồi trở nên xanh tím, nhất là khu vực quanh miệng.
- Cơn nhợt nhạt: Không phổ biến bằng cơn xanh tím, cơn nhợt nhạt xuất hiện do nhịp tim của trẻ bị chậm lại, và thường xảy ra khi trẻ bị đau đớn. Sau khi hít vào một hơi và nín thở, nhịp tim của trẻ có xu hướng chậm lại, da nhợt nhạt hơn, mồ hôi ra nhiều, và bé sẽ cảm thấy mệt hơn khi dứt cơn. Những bé từng có cơn nhợt nhạt thường có xu hướng bị ngất khi lớn lên.
Đậu nành khiến trẻ tự kỷ co giật nhiều hơn Trẻ tự kỷ cần bổ sung dinh dưỡng để nâng đỡ cơ thể, trong đó protein từ sữa là cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên sữa đậu nành lại là một điều tai hại.
2/ Làm gì khi bé có cơn khóc lặng?
- Giữ bình tĩnh, thường những cơn khóc lặng sẽ nhanh chóng kết thúc. Việc mẹ hoảng loạn, la hét có thể khiến trẻ trở nên hoảng sợ hơn.
- Đặt bé nằm nghiêng cho tới khi dứt cơn.
- Không đưa bất kỳ vật nào, kể cả ngón tay vào miệng của bé. Trong trường hợp bé có biểu hiện co giật, mẹ có thể giữ đầu, tay, chân của trẻ. Tránh để những vật cứng, sắt nhọn làm con bị thương.
- Không lay, lắc người hoặc hắt nước vào người bé
- Đưa bé đi bác sĩ nếu khi ngờ bé bị chấn thương
12 lý do bé khóc và cách dỗ bé (Phần 1) Bé không bao giờ khóc khi không có lý do. Đó là cách bé thể hiện mình đang đói, đang bị đau, đang sợ hãi, cần ngủ và những thứ khác nữa…
3/ Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?
- Lần đầu tiên trẻ khóc lặng, mẹ nên đưa bé đi khám để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý liên quan đến tim mạch hoặc thần kinh.
- Trẻ dưới 6 tuổi nếu khóc lặng cần được đưa đi bác sĩ ngay.
- Những cơn khóc lặng xảy ra liên tục, nhất là những cơn xảy ra thường xuyên trên 1 lần/ tuần
- Trẻ co giật, người cứng đơ kéo dài
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan: