Bồ Đào Nha phát minh “chiếc áo choàng” chống nhiệt

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu cháy rừng, trường Đại học Coimbra (UC) đã phát minh ra một thiết bị chống nhiệt để sử dụng trong phòng chống cháy rừng. Thiết bị phủ bảo vệ dát mỏng có thể được sử dụng để bảo vệ các xe cộ hay hầm trú ẩn cho lính cứu hỏa trong những trường hợp nguy cấp.

0

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu cháy rừng, trường Đại học Coimbra (UC) đã phát minh ra một thiết bị chống nhiệt để sử dụng trong phòng chống cháy rừng. Thiết bị phủ bảo vệ dát mỏng có thể được sử dụng để bảo vệ các xe cộ hay hầm trú ẩn cho lính cứu hỏa trong những trường hợp nguy cấp.

Thiết bị chống nhiệt được dựa trên các công cụ có hình dáng như tổ ong, là kết quả của vài năm nghiên cứu và lắp ráp cấu trúc một lớp phủ dát mỏng. Có thiết kế tương đối đơn giản, nó có thể được sử dụng để bảo vệ các loại xe cộ trực tiếp ảnh hưởng bởi lửa ở phía trước hay sử dụng để thiết kế làm nơi trú ẩn, trong những điều kiện tương tự có thể đảm bảo an toàn cho những người liên quan tới phòng cháy chữa cháy.

Trong vô số thử nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm và sau đó trên hiện trường mô phỏng tình huống thật, “chiếc áo choàng” bảo vệ này hiệu quả trong tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa. Một chiếc ô tô bị ngọn lửa liếm qua nhưng không thiệt hại gì. Lớp phủ này không chỉ bảo vệ chiếc ô tô trong suốt thời gian lửa cháy, mà còn đảm bảo một mức nhiệt độ có thể chịu được đối với người bên trong xe ô tô. Video minh họa có thể xem tại đường link sau (https://dl.dropboxusercontent.com/u/78177316/carro_gestosa.avi).

Đối với những đám cháy không thể đoán trước hay kiểm soát được diễn ra hàng năm ở trên khắp thế giới, xuất phát từ những tai nạn gây chết người, công nghệ tỏ ra rất hứa hẹn nhằm đảm bảo an toàn cho lính cứu hỏa trong các điều kiện nguy hiểm khi dập đám cháy. Lớp phủ bảo vệ này rất là nhẹ, chỉ có chiều dày có vài millimet (trong thí nghiệm chỉ chừng 3mm), quả là đơn giản để lắp đặt và tiêu thụ nước thấp. Người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, Rui Figueiredo giải thích.

Về cơ bản thiết bị này đã được thử nghiệm và chứng minh hiệu quả, bước tiếp theo là nghĩ ra một kết cấu kiến trúc phù hợp để phát triển thiết bị bởi vì, theo Giáo sư khoa Khoa học và Công nghệ tại trường Đại học Coimbra: “Chiếc áo choàng này cần phải gắn với một thiết bị tự động. Giống như thuyền cứu hộ có người lái, phao cứu hộ và xuồng cứu hộ tự thổi phồng lên. Hy vọng thiết kế chiếc áo choàng/lớp phủ chống cháy đầu tiên sẽ sớm ra mắt và được đưa ra thị trường trong vòng 2 năm tới.

LiLy (theo Pravda)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]