Cách nào giúp con 3 tuổi chậm nói?

Con trai tôi 3 tuổi 4 tháng. Cháu chỉ nói được một số từ đơn giản lúc gần 3 tuổi. Hiện nay cháu nói nhiều hơn nhưng không rõ từ. Cháu hiểu cũng chậm. Tuy nhiên, cháu lại rất hay nói, thuộc khá nhiều bài hát nhưng hát không đầy đủ và phát âm không rõ. Tôi phải làm sao để con nói tốt hơn. (Nguyen Linh)

15.5991

Khi thấy cháu có biểu hiện chậm hơn so với các bạn cùng lứa về quan hệ xã hội và hoạt động, tôi đã cho con đi nhà trẻ khi 20 tháng tuổi nhưng cháu chỉ tiến bộ về hành vi, còn ngôn ngữ vẫn vậy.

Trả lời

Bạn Linh thân mến!

Cháu được 3 tuổi 4 tháng mà mới chỉ nói được một số từ đơn giản và sự tiến bộ không nhiều thì đúng là chậm nói. Nguyên nhân chậm nói có thể do môi trường ngôn ngữ của cháu không thuần khiết, có nghĩa là trong gia đinh tồn tại hai hoặc nhiều ngôn ngữ; thứ hai là do người lớn ít nói chuyện với cháu; thứ ba có thể là do cơ quan phát âm và thính giác chưa hoàn thiện. Nguyên nhân thứ ba ít xảy ra và gia đinh cần cho cháu đi khám để có thể loại trừ nguyên nhân này.

Nói ngọng, nói chưa sõi là đặc điểm ngôn ngữ ở độ trước 3 tuổi và các nhà chuyên môn gọi là "ngôn ngữ tự trị", nghĩa là trẻ nói chỉ trẻ biết và những người rất gần mới hiểu trẻ muốn diễn đạt gì. Ở giai đoạn này, đứa trẻ thường cần được "phiên dịch". Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ nhanh chóng mất đi nếu ngưới lớn luôn sử dụng ngôn ngữ chuẩn và giao tiếp tích cực với trẻ. Người lớn không nên nói ngọng theo trẻ.

Một điều chắc chắn là nếu ngôn ngữ hạn chế sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên dấu hiệu đáng mừng là cháu nhà mình rất tích cực với hiện tượng ngôn ngữ (hay nói). Có điều, bạn thử xem những điều cháu nói có ý nghĩa gì không và cháu có phản ứng với các mệnh lệnh và tỏ ra hiểu ngôn ngữ giao tiếp của người xung quanh không? Cháu có giao tiếp bằng mắt tích cực với người đối diện không? Gia đình có thể cung cấp thông tin đầy đủ hơn về trẻ thì sự tư vấn của chúng tôi sẽ sát hơn.

Giả thiết các dấu hiệu trên không có thì mọi chuyện không đáng lo ngại lắm. Gia đình hãy bắt đầu những bài tập luyện âm với bé: Để bé quan sát miệng khi phát âm và sau đó cho trẻ nhắc lại. Việc nghe không chính xác sẽ dẫn đến nói không chính xác và làm người khác không hiểu được. Chính vì thế, luyện phát âm chuẩn giữ vai trò quan trọng. Sau đó, gia đình giúp cháu diễn đạt các câu ngắn, nói rõ ràng, to để chính trẻ được nghe ngôn ngữ của mình. Gia đình phải thực sự dành thời gian để giúp con tập luyện nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của cháu.

Nếu anh chị có điều kiện, có thể đưa con tới trường Mầm non Hoàng Gia, 343 Đội Cấn. Ở đó, các chuyên gia tâm lý sẽ đánh giá và cho gia đình những lời khuyên cụ thể. Ngoài ra, trường luôn tổ chức các khoá đào tạo "học làm cha mẹ" mà anh chị có thể tham gia để có thêm nhiều phương pháp giúp con.

(Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa, chuyên gia Trường mầm non Hoàng gia, Equest Group, tel: 04 762 4788).

Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected]
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]