Tin bài Hay
Mẹo vặt

Cách ngâm hoa atiso đỏ với đường hoặc rượu

01/01/2000 - 00:00

Cách ngâm hoa atiso đỏ với đường hoặc rượu
Cách ngâm hoa atiso đỏ với đường hoặc rượu

Hoa bụp giấm (Hibiscus), còn gọi là hoa atiso đỏ được nhiều người mua về ngâm đường làm siro hoặc ngâm rượu uống.

Cách ngâm hoa atiso đỏ với đường

Nguyên liệu:

- 1kg hoa atiso đỏ

- 800g - 1kg đường cát trắng

- 1 bình thủy tinh to

Thực hiện:

Chọn mua những bông atiso cánh to, dài và không bị dập nát.

Hoa atiso đỏ mua về rửa sạch, để ráo nước.

Tách riêng phần cánh hoa và nhụy hoa. Phần nhụy có thể đem phơi khô sau đó làm nước uống như hãm trà rất mát, có tính thanh nhiệt cao. Phần cánh để riêng thật khô để ngâm.

Hoa atiso đỏ phải được rửa sạch và để ráo nước trước khi ngâm.

Cách ngâm hoa atiso đỏ với đường rất đơn giản: Cho hoa vào lọ, cứ một lớp hoa thì bỏ một lớp đường. Đổ kín đường lên lớp hoa trên cùng rồi buộc kín miệng lọ.

Sau 2-4 ngày, đường tan hết, nước cốt atiso ngấm ra. Trong thời gian này, thỉnh thoảng bạn lấy thìa to ấn nhẹ cho nước cốt ngập lên atiso.

2-4 ngày tiếp theo, khi đường đã tan, bạn có thể chế biến:

Sắp riêng phần cánh hoa ra chảo, xào lửa nhỏ xong ăn sẽ rất giòn.

Cho phần nước cốt vào nồi sạch rồi đun sôi, tắt bếp để nguội sau đó rót nước cốt vào một chai khô và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Cách ngâm hoa atiso đỏ với rượu

Hoa atiso đỏ cắt cuống, rửa sạch, để ráo nước, cắt phần dập nếu có. Không cần tách phần cánh và đài hoa như ngâm với đường.

Cho atiso vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu và ngâm trong khoảng 3 tháng là dùng được.

Một số công dụng chủ yếu của lá hoa và cây Atiso đỏ:

- Dầu ép từ hạt Atiso đỏ và chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus... và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: Aspergillus, Trychophyton, Cryptococcus...

- Đài hoa Atiso đỏ có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng. Kinh nghiệm dân gian là nhai ngậm đài hoa bụp giấm để trị viêm họng, ho.

- Đài và lá cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu. Dịch chiết nước đài hoa Atiso đỏ đem tiêm vào mèo thí nghiệm (không gây mê) cho thấy có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này bị ngăn cản bởi atropin. Một chiết đoạn polysaccharit nụ hoa Atiso đỏ tan trong nước có tính chất như pectin polysacharit làm chậm sự phát triển của khối u sarcoma 180 cấy ghép trên chuột.

- Nước hãm đài hoa chứa nhiều Acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng. Lá cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát. Quả chống scorbut...

- Lá có vị chua chua, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, làm mứt.Có nơi dùng chế xiro. Người ta có thể cho xiro đó lên men. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa, quả để trị bệnh scorbut. Toàn cây có thể chế rượu vang: rượu có mầu đỏ đẹp, vị chát, chua dịu, dáng dấp của vang Bordeaux.

- Lá, đài của hoa bụp giấm (Atiso đỏ) chín rất nhanh và chỉ được thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở khi chúng còn mềm, không nhăn héo và có mầu đỏ xẫm. Lá đài để tươi, rửa sạch ép lấy nước, pha thêm đường và nước lọc làm đồ uống giải khát.

- Sắc đài hoa mọng nước lấy nước uống hay hãm uống giúp cho tiêu hoá và trị các bệnh về mắt; Nó cũng dùng để trị bệnh tim và thần kinh, huyết áp cao, xơ cứng động mạch.

AloBacsi.vn
Theo Đ.L - Infonet

Home

  • Từ khóa:
    Trang chủTin mớiThị trườngVideo