Ở Việt Nam có 3 loại gấu: gấu lợn có miệng giống miệng lợn; gấu chó thân hình nhỏ, tai ngắn, ngực có khoang chữ V màu ngà; gấu ngựa lớn hơn gấu chó, có khoang chữ V trắng. Theo y học cổ truyền, mật gấu ngựa là tốt nhất, tiếp đến là mật gấu lợn, gấu chó.
Có rất nhiều cách thử để nhận biết mật gấu thật hay giả.
- 1
Thứ nhất, bạn hãy quan sát túi mật, khi cắt ra giữa đám đen có hạt lổn nhổn màu vàng óng đặc trưng. Nếm thấy vị đắng, sau có cảm giác mát, ngọt, dính lưỡi. Nếu ngậm lâu sẽ tan hết. Nếu là mật giả sẽ không dính lưỡi, không mát, không bóng, có mùi tanh khó ngửi.
- 2
Cách thử thứ 2 là dùng lửa đốt, mật gấu thật sẽ không cháy.
- 3
Cách thứ 3 là lấy 1 hạt trong túi mật thả vào cốc nước trong, sẽ thấy các sợi vàng thõng xuống đáy cốc, có khi hạt mật còn quay tròn.
Cũng có thể nhỏ 1 giọt mật vào máu, máu sẽ tan và không đông. Hoặc hòa mật gấu trong nước cất, cho thêm một ít đường kính, sau đó nhỏ 1-2 giọt axit sunfuric, bạn sẽ được một dung dịch màu đỏ rất đặc trưng nếu là mật thật.
- 4
Mật gấu vị đắng hơi ngọt, tính lạnh, có tác dụng: phá ứ hồi sinh (trong trường hợp ngã bất tỉnh); chữa đau nhức do huyết ứ, chữa co giật, vàng da. Liều dùng từ 0,5 g đến 2 g, hòa nước uống hoặc cho vào cháo để ăn. Y học cổ truyền thường dùng mật gấu để xoa bóp và làm thuốc chữa đau mắt.
Mật gấu dễ bị sâu, mốc nên khi bảo quản nên tránh ẩm, nóng, cất trong hộp kín có chất hút ẩm.