Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 20 phút đối với lần sinh con đầu tiên và rút ngắn hơn ở những lần sau. Cơ thể mẹ sẽ cảm thấy những cơn co thắt dữ dội, cách nhau từ 1 đến 3 phút, kèm theo cảm giác mệt mỏi, buồn nôn. Đầu của bé di chuyển tới gần cửa âm đạo hơn cho đến khi có thể nhìn thấy chỗ phình ra đè vào đáy xương chậu.
2. Giai đoạn thứ hai
Khi đầu em bé lộ ra, các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ ngừng rặn để chờ đến khi cổ tử cung mở rộng hoàn toàn. Nếu rặn mạnh, em bé sẽ ra quá nhanh và khiến cơ thể mẹ bị thương tổn. Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 tiếng rưỡi đến hai tiếng đối với lần sinh đầu tiên, ở lần sinh tiếp theo có thể chỉ mất vài phút nhưng cũng có thể mất hàng giờ. Mẹ sẽ cảm thấy đau đớn dữ dội ở cửa âm đạo. Các bác sĩ có thể đẩy nhanh quá trình này bằng cách cắt tầng sinh môn.
3. Giai đoạn thứ ba
Các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ rặn nhiều hơn cho đến khi đầu em bé chui ra. Khi ra khỏi cơ thể mẹ, mặt bé úp xuống. Bác sỹ sẽ phải kiểm tra xem dây rốn có cuốn quanh cổ bé không. Nếu có dây rốn cuốn quanh cổ thì bác sĩ hộ sinh sẽ phải lồng nó trượt qua đầu em bé khi cái thân được đỡ ra. Rồi em bé xoay đầu sang một bên thẳng hàng với vai. Bác sĩ sẽ lau sạch mắt, mũi, miệng cho bé, nếu cần thì bác sỹ sẽ hút những chất lỏng nằm trong đường hô hấp trên của bé.
Trong hai lần co thắt tiếp theo, thân bé sẽ trượt ra ngoài. Bác sĩ hộ sinh sẽ đặt bé lên bụng mẹ còn nguyên cả dây rốn đang dính liền để bé được tận hưởng hơi ấm đầu tiên từ mẹ. Thông thường khi ra khỏi bụng mẹ bé sẽ cất tiếng khóc vì lúc này phổi và hệ hô hấp của bé bắt đầu đi vào hoạt động ngoài không khí, bé không còn sống phụ thuộc vào hơi thở của mẹ nữa. Tiếp theo là bé được cắt dây rốn, chấm dứt cuộc hành trình 9 tháng trong bụng mẹ và bắt đầu một cuộc sống mới.