Cây điều có nguy cơ bị thôn tính

Kể từ 2012, Việt Nam vươn lên chiếm ngôi vị số 1 thế giới về xuất khẩu sản phẩm hạt điều. Chiếm ngôi vị cao nhưng diện tích trồng điều đang liên tục giảm mạnh, thậm chí loại cây này đang có nguy cơ bị thôn tính.

0

Trong những năm gần đây, diện tích trồng điều trên địa bàn cả nước liên tục giảm sút lên đến hơn 12.000 ha/năm. Đó chưa phải là giới hạn cuối cùng, tình trạng giảm sút diện tích trồng điều vẫn còn tiếp tục tái diễn, thậm chí được cảnh báo "tụt hạng” ở mức cao hơn trong những năm tiếp theo. Diện tích trồng điều giảm sút mạnh không vì thời tiết, cũng chẳng phải sâu bệnh phá hoại.

Diện tích cũng như sản lượng liên tục sút giảm ở mức không nhỏ với chiều hướng năm sau nhiều hơn năm trước. Vậy thì tại sao Việt Nam lại trở thành "cường quốc” xuất khẩu sản phẩm hạt điều?. Để bù đắp phần giảm sút nguyên liệu trong nước, nhiều DN buộc phải nhập khẩu hạt điều thô từ nước ngoài để chế biến tạo sản phẩm xuất khẩu. Tỷ trọng nguyên liệu điều nhập khẩu đang không ngừng tăng lên, thậm chí trở thành "đầu vào” ở mức cao. Kể từ khi vùng nguyên liệu cũng như sản lượng trong nước giảm mạnh, DN nội địa và kể cả DN FDI chuyển hướng nhập khẩu nguyên liệu điều từ nước ngoài. Gần đây còn có tình trạng DN FDI hoạt động tại Việt Nam nhập khẩu hạt điều thô từ nước ngoài sau đó bán lại cho DN Việt Nam. Hoặc là nhập khẩu trực tiếp hoặc mua lại của DN FDI, đó là sự lựa chọn của DN Việt Nam trong việc tạo nguyên liệu hạt điều có xuất xứ từ nước ngoài. Ngoài ra còn có những DN nội địa chấp nhận làm gia công chế biến hạt điều cho DN FDI (toàn bộ phần nguyên liệu do DN FDI cung ứng).

Nguyên liệu điều trong nước do bà con nông dân tạo ra. Gần như toàn bộ diện tích trồng điều đều thuộc về tài sản của hộ nông dân. Có một thời, trồng điều trở thành phong trào rầm rộ ở nhiều địa phương. Thời kỳ đó, điều được coi là cây xóa đói. Trên cùng đơn vị diện tích, trồng điều cho thu nhập cao hơn nhiều loại cây màu khác. Mở rộng diện tích trồng điều theo kiểu thứ phát, phần lớn không nằm trong quy hoạch. Những rồi "gió đã xoay chiều” đối với cây điều. Tại nhiều nơi, xuất hiện tình trạng người dân ồ ạt chặt bỏ cây điều. Những năm gần đây, bình quân mỗi tháng, có hơn 1.000 ha điều bị xóa sổ. Liên tục mấy năm vừa qua, hiếm có loại cây nào bị "khai tử” với diện tích lớn như cây điều. Trước đây trồng điều theo kiểu phong trào rầm rộ, hiện thời phá bỏ cũng mang tính phong trào. Thực ra có sự lựa chọn, cân nhắc cây trồng này với cây trồng khác. Hiện thời, trên cùng diện tích đất, hiệu quả trồng điều thấp hơn so với thâm canh một cây trồng khác. Với bà con nông dân ở nhiều nơi, điều chỉ có giá trị "đóng vai” cây xóa nghèo, muốn vươn lên làm giàu buộc phải chuyển đổi sang cây trồng khác. Đây không phải chặt phá tự phát mà là có tính toán. Bà con nông dân được quyền (nói đúng hơn là cần khuyến khích) làm ăn theo cơ chế thị trường, phải biết chuyển đổi cây trồng cũng như vật nuôi để tạo ra hiệu quả cao hơn. Điều đó lý giải vì sao, bình quân mỗi năm gần đây có hơn 12.000 ha điều bị "khai tử”.

DN trong nước tạo thêm nguyên liệu bằng cách nhập khẩu điều để tăng nguồn hàng xuất khẩu. Bà con nông dân đang từng bước "chia tay" cây điều và lựa chọn cây trồng kh­ác tạo hiệu quả kinh tế cao hơn. Đó là hệ quả không có gì lạ của cơ chế thị trường. Phát triển kinh tế nói chung cũng như việc tạo nguyên liệu điều phục vụ xuất khẩu, không thể thực hiện bằng cách kêu gọi, vận động. Bà con nông dân sẽ tái khôi phục diện tích điều, thậm chí không ngừng mở rộng nếu sản phẩm được tiêu thụ với giá cao, tạo hiệu quả vững chắc cho số đông người dân trồng điều.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]