Cuộc vượt khó kỳ diệu của tỷ phú bơi khuyết tật Thanh Tùng

Tiền thưởng trong năm 2014 giúp Thanh Tùng mua căn nhà khang trang rộng 90m2, lấy vợ và có khoản tích lũy kha khá.

15.5958

Cuộc vượt khó kỳ diệu của kình ngư liệt chân Võ Thanh Tùng đã đạt tới đỉnh cao khi anh đoạt tới 5 HC vàng tại Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á 2014. Mới đây, tuyển thủ số một của thể thao người khuyết tật Việt Nam lại tiếp tục giành HC đồng thế giới, đoạt chuẩn A giành quyền dự tranh Paralympic 2016.

Thanh Tùng là VĐV khuyết tật top đầu thế giới. Ảnh: KL.

 

Đôi chân bị teo từ khi hai tuổi, sau một trận sốt thập tử nhất sinh, nhà lại nghèo khó, suốt thời niên thiếu, cậu bé quê gốc An Giang đã quen với cảnh sống vất vưởng, lênh đênh trên sông nước xứ Cần Thơ cùng gia đình người chú ruột. Bắt đầu đến với bơi khuyết tật từ năm 2005, sau đúng 10 năm, giờ đây, Thanh Tùng đã trở thành kình ngư số một châu Á, hàng đầu thế giới ở hạng thương tật S5, với một bộ sưu tập huy chương đồ sộ, mà chỉ tính HC vàng quốc tế đã trên 50 chiếc. Trong đó, sáng giá nhất chính là 5 HC vàng Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á 2014, nơi anh được bầu chọn là VĐV xuất sắc, hay vừa đây là tấm HC đồng thế giới với một thành tích vượt xa chuẩn A Paralympic.

Hiện tại, Thanh Tùng đã trở thành một VĐV khuyết tật chuyên nghiệp có đẳng cấp cao. Anh đã có thể sống khỏe bằng tiền thưởng thành tích cùng thu nhập nhờ dạy bơi. Chỉ tính riêng năm ngoái, Tùng đã nhận thưởng tới gần một tỷ đồng đủ để anh mua một căn nhà khang trang, rộng 90m2 với đầy đủ tiện nghi, cũng như có một khoản tích lũy kha khá.

Thanh Tùng và cô dâu Trúc Phương trong bộ ảnh cưới đầu năm nay. Ảnh: TT.

 

Chàng tỷ phú làng bơi khuyết tật Việt Nam cũng là một trong hai người đang giữ kỷ lục ba lần liên tiếp giành quyền tham dự Thế vận hội của người khuyết tật và hiện tại, con số đó đã là 4. Ở kỳ Đại hội năm 2012, anh cũng từng suýt đoạt huy chương ở nội dung 100m tự do. Theo đánh giá, với thông số đang đứng thứ 3 hay thứ 4 thế giới ở một số nội dụng, kình ngư đang đầu quân cho TP HCM đủ sức tranh chấp một tấm huy chương Paralympic 2016 - điều mà chưa có VĐV Việt Nam làm trước đó. Ngành thể thao đã đưa Tùng vào danh sách 6 tuyển thủ thể thao người khuyết tật được đầu tư đặc biệt, hưởng chế độ 800 nghìn đồng mỗi ngày tiền ăn và tiền công.

Ngoài những kỳ tích trên đường đua xanh, kình ngư liệt chân này còn khiến mọi người kính nể bởi còn là một cử nhân điện tử “xịn”. Ngay khi còn là cậu bé tật nguyền, ngày ngày rong ruổi đánh cá, Tùng vẫn tận dụng mọi cơ hội, mọi hình thức để có thể theo học. Cố gắng học đến lớp 8, anh phải bỏ dở vì gia cảnh khi đó quá khó khăn, sau đó mấy năm mới quay trở lại với sự giúp đỡ của thầy hiệu trưởng.

Cơ thể không lành lặn của Thanh Tùng. Ảnh: AFP.

 

Học hết cấp ba, Tùng cũng không dám thi đại học ngay mà học trung cấp điện tử bởi thời gian ngắn, đỡ tốn kém. Ra trường vừa đi làm, hãy còn rất bấp bênh, anh lại quyết tâm thi đỗ rồi theo học ĐH Công nghệ Thông tin, chuyên ngành điện tử viễn thông. Đây chính là một cuộc “chiến đấu” mới đầy gam co của anh, mà cuối cùng anh đã thành công. Chàng kỹ sư điện tử đã có một thời gian sống tốt và nuôi đam mê bơi khi còn chỉ là một VĐV thời vụ chính nhờ khả năng sửa chữa điện tử, điện thoại.

Theo Ngôi sao

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]