Điều trị trứng cá ở thiếu niên

"Cháu 15 tuổi, gần đây trên mặt nổi rất nhiều trứng cá, khiến cháu cảm thấy khó chịu và xấu hổ. Xin bác sĩ chỉ cho cháu cách chữa trị".

15.5934
 
Chào cháu,
 
Trứng cá là một bệnh da lành tính do phì đại các tuyến bã, có hoặc không kèm biến chứng viêm nang lông. Bệnh xuất hiện ở tuổi dậy thì và hết dần khi 20-30 tuổi; căn nguyên có thể do di truyền, nội tiết, chế độ ăn uống và thời tiết.

Về lâm sàng, sự tăng tiết bã nhờn thể hiện bằng làn da bóng nhẫy, nhất là vùng giữa mặt và trán. Trên da xuất hiện trứng cá - các nốt nhỏ gồ lên màu trắng ở dưới da, có dạng các kén nhỏ di động và không đau. Các bọc trứng cá có thể mở ra thành các điểm đen. Các biến chứng thường gặp là sẩn mụn mủ (các tổn thương đỏ nhạt hoặc trắng xám, trên có các mụn mủ), tổn thương hình củ (thường gặp ở trường hợp trứng cá nặng) và sẹo.

Các nguyên tắc điều trị bao gồm:

1. Chống tăng tiết bã nhờn: Dùng lưu huỳnh tại chỗ (dung dịch rượu 1-2%) hoặc toàn thân (dưới dạng acid amin lưu huỳnh). Các phương pháp này có hiệu quả vừa phải:

Có thể điều trị bằng nội tiết tố (nữ dùng oestrogen). Đối với cả hai giới, có thể dùng ngoại nội tiết tố bằng progesterone tự nhiên (progestosol) hoặc promestriene (delipodarm).

2. Chống sinh nhân trứng cá: Dùng acide retinique (một dẫn chất của vitamin A) để làm tăng sự luân chuyển của các tế bào thượng bì ở phễu lông tuyến bã (bằng cách làm suy giảm mối liên kết giữa các tế bào). Các lỗ phễu sẽ giãn ra khiến chất bã bị đẩy hết ra ngoài trong vài tuần. Trong thời gian điều trị, cần tránh ánh nắng mặt trời.

3. Chống nhiễm trùng: Có thể dùng tetracycline (một chất có tác dụng kháng khuẩn và ức chế men lepase của vi khuẩn), các cyline thế hệ 2 như doxycyline, vibramycine (chống chỉ định khi có thai) và erythromycin.

Việc điều trị phải phù hợp với tổn thương của trứng cá, do bác sĩ quyết định. Tuyệt đối không nên bóp nặn trứng cá, gây nhiễm trùng làm bệnh nặng thêm.

AloBacsi.vn
Theo BS Thanh Tùng - VnExpress
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]