Độc đáo bánh Lang Liêu ngày Giỗ Tổ

GiadinhNet - Bánh chưng bánh giầy luôn là hai lễ vật quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

15.6033

Bánh chưng vuông tượng trưng cho đất. Bánh giầy tròn tượng trưng cho trời. Hai loại bánh được làm từ hạt gạo – sản phẩm của nền nông nghiệp trồng lúa nước. Bánh Lang Liêu là tên gọi đậm màu sắc truyền thuyết của hai loại bánh dân dã và gắn bó với đời sống của người dân Việt Nam.

Để tri ân công đức các vua Hùng, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và khơi dậy tinh thần đoàn kết của dân tộc, hàng năm, tại lễ hội đền Hùng đều tổ chức “Hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” thu hút nhiều tỉnh tham gia.
 
Tham gia hội thi có 7 đội đến từ các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hòa Bình, Yên Bái và hai đội tỉnh nhà Phú Thọ 1, Phú Thọ 2. Mỗi đội thi chỉ được tối đa 3 người tham gia và phải sử dụng trang phục truyền thống đặc trưng của địa phương mình.
Trong tối đa 10 phút, mỗi đội sẽ phải gói mười chiếc bánh, phải đảm bảo vuông vắn và đều nhau.
Hội thi còn là dịp hội tụ những nghệ nhân gói bánh đến từ các vùng miền khác nhau cùng thi trổ tài. Qua bàn tay khéo léo của họ những chiếc bánh chưng xanh không cần đến khuân bánh mà vẫn đẹp mắt.
Các đội thi chưng bày sản phẩm của mình sau phần thi gói bánh.
Hình thức đẹp là yếu tố quan trọng nhất để ban giám khảo đánh giá về phần thi gói bánh đầu tiên của các đội thi.
 
Đoàn Hà Nội đang tiến hành bưng mâm bánh chưng về khu vực nấu bánh của mình.
Mặc dù thời tiết nắng nóng những các đội vẫn vui vẻ quây quần ngồi trông nồi bánh.
10 chiếc bánh chưng sẽ được tiến hành luộc trong 5 tiếng, trong quá trình luộc luôn phải chú ý thay nước.
Theo ông Nguyễn Văn Năm, 57 tuổi, đến từ đoàn Hải Dương chia sẻ kinh nghiệm, để làm ra những chiếc bánh chưng thơm, rền và vẫn còn xanh màu lá dong đó chính là nhờ việc thay nước liên tục khi vớt bánh cho đến khi bánh nguội.
Những chiếc bánh chưng đã ra lò. Bánh chín rền, khi bóc ra có màu xanh, nhân bánh chính giữa, thơm ngon, hấp dẫn.
Đội thi đến từ Yên Bái đang tích cực hoàn thành phần thi giã bánh giầy của mình.
Mỗi đội thi có tối đa 15 phút để giã và bắt bánh.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, giám đốc bảo tàng Hùng Vương, trưởng ban tổ chức hội thi Gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy là người trực tiếp kiểm nghiệm chất lượng của những chiếc bánh. Phát biểu tại hội thi, ông mong muốn sang năm tới hội thi sẽ càng được mở rộng và có thêm bánh tét để lễ vật càng thêm đa dạng.

Những chiếc bánh chưng tại hội thi được dâng lên các đền Hùng, đền Quốc Tổ Lạc Long Quân, đền Mẫu Âu Cơ.

 
Ảnh: Diệu Hương – Minh Khuê

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]