Độc đáo phong tục kéo vợ của người H'Mông ở Sapa

Độc đáo phong tục kéo vợ của người H'Mông ở Sapa. Du lịch Sapa không chỉ được nhiều người ưa thích bởi những cảnh đẹp trời ban, những món ăn dân tộc hấp dẫn mà nơi đây còn thu hút đông đảo du khách bởi những phong tục tập quán vô cùng độc đáo. Và trong số những phong tục đó, không thể không kể đến tục kéo vợ của người H'Mông nơi đây.

15.6224

>>

>>

Phải khẳng định ngay rằng, tục kéo vợ hay còn gọi là tục bắt vợ của người H'Mông là một phong tục tập quán vô cùng độc đáo. Không như những đôi uyên ương của các dân tộc khác, đối với những chàng trai cô gái H'Mông, dù họ có yêu tha thiết và đắm đuối đến đâu thì để đến được với nhau, chàng trai phải có một nghi thức là kéo cô gái ấy về nhà mình. Những cô gái H'Mông nơi đây cũng không bao giờ tự ý về nhà chồng, sau khi được chàng trai kéo về nàng ưng thuận thì mới chính thức là của nhau.

Những người dân tộc H'Mông nơi đây kể rằng, phong tục kéo vợ của người H'Mông được thể hiện với ba ý nghĩa chính.Thứ nhất, dù là yêu nhau nhưng cô gái không bị xã hội đánh giá thấp hèn cam chịu chay theo con trai một cách mù quáng hạ thấp mình để hầu hạ nhà trai.Thứ hai, người con trai thực sự muốn lấy cô gái làm vợ, qua đó thể hiện thái độ rõ ràng cụ thể quan điểm của mình chứ không phải là bông đùa.Thứ ba, khi bắt vợ cũng là lúc đánh dấu một bược ngoặt quan trọng của cặp đôi, tránh sự đồn thổi bởi tiếng xấu của xã hội.

Theo kinh nghiệm du lịch Sapa, khi đã quyết định lấy vợ, người con trai sẽ xin phép gia đình mình. Trong trường hợp nhận được sự chấp thuận từ phía gia đình, cả nhà sẽ tập trung lại cùng nhau chuẩn bị những thứ cần thiết cho tục bắt vợ.

Theo đó, người nhà trai sẽ cho người đi mời phù dâu, phù rể cùng đi giúp kéo vợ cho chàng trai. Khi đi đoàn người kéo vợ thường có ít nhất 5 người chính thức và một số người khác phụ giúp. Một cô gái trẻ chưa có chồng khác họ nhà trai làm phù dâu, một chàng trai khác họ với nhà trai chưa có vợ làm phù rể, một người anh hoặc bác ruột có hiểu biết cầm trịch, và chú rể chồng của cô dâu, một người thường là bà cô hay bà dì đại diện mẹ chú rể với một số bạn trai trẻ biết cách kéo vợ đi giúp chàng trai kéo vợ.

Khi đi bắt vợ, người con trai và phù rể đi trước, phù dâu và người đại diện mẹ nhà trai theo sau, người đàn ông cầm trịch nhà trai và tốp con trai đi kéo hộ đi sau cùng. Khi tới điểm hẹn nhà trai bố trí sẵn cho con trai mình hẹn gặp người yêu đến cùng tâm sự tại một địa điểm thuận lợi, mọi người nấp vào các bụi rậm hai bên đường để lại chàng trai và phù rể dạo bộ để đón gặp bạn gái, khi thấy người yêu xuất hiện thì chàng trai chủ động chào hỏi tán tỉnh giữ chân cô gái lại nói chuyện một lúc để cô gái không đề phòng nữa.

Sau khi tán tỉnh cô gái một lúc thấy thuận lợi, chàng trai tóm lấy tay cô gái nói: Lần này ta kéo nàng về làm vợ ta đây. Nói xong chàng trai giữ chặt lấy người yêu lại, những người kéo giúp sám vào hai người biết kéo tì vai vào nách cô gái, quẳng hai cánh tay vào vai của hai người kéo giữ chặt lại cứ thế nhấc bổng cô gái lên mà chạy về nhà chồng.

Lúc đoàn người về đến cửa thì chưa vội đưa cô dâu vào nhà, người ta giữ cô dâu, chú rể ở ngoài cửa chính, người làm lý đốt ba nén hương tay cầm đôi gà huơ huơ chân, cào cào từ đầu đến chân cô dâu, chú rể lẩm bẩm gọi hồn, xong xuôi mang gà mổ thịt làm cơm tiếp đãi đoàn người đi giúp kéo cô dâu.

Trong bữa cơm này nhà trai mời một người có hiểu biết cùng ăn cơm, sau đó giúp nhà trai sang nhà gái báo tin cho nhà gái biết, nhà trai đã kéo được con gái họ về làm dâu nhà trai. Nhà trai mang lễ vật báo tin là một gói thuốc lá tự trồng, một sừng trâu rượu.

Khi người báo tin đến nhà gái, nhà gái đi mời ông bác hay chú đến nhà đại diện cho nhà gái tiếp người báo tin. Người báo tin mời thuốc, mời rượu cho người đại diện nhà gái và cả những người có mặt trong nhà gái xong, người báo tin chính thức rót hai chén rượu đưa cho người đại diện nhà gái và dạm hỏi lễ vật mà nhà gái cần thách và thời gian để làm lễ cưới.

Theo cẩm nang du lịch Sapa, từ khi kéo được cô dâu về thì nhà trai bố trí để cô dâu và phù dâu ngủ chung ba đêm. Đến sáng thứ ba, nhà trai giã bánh dầy và đưa cô dâu về nhà lấy đồ thay. Đoàn người đi sang nhà cô dâu lấy đồ gồm cô dâu, chú rể, phù dâu, cha hay mẹ chú rể, khi đến nhà gái chú rể phải quỳ lậy tất cả các thành viên nhà gái để làm quen.

Khi ấy, cả nhà gái tổ chức bữa cơm tiếp đãi nhà trai, tại bữa cơm này người đại diện nhà gái sẽ hỏi cô gái thật kỹ, rằng có thể chung sống cả đời với nhà trai được không, nếu cô gái vui vẻ chấp thuận thì nhà gái yên tâm dọn đồ tư trang để cô gái mang về nhà chồng và bắt đầu một cuộc sống mới. Cũng có trường hợp, khi người nhà gái hỏi mà người con gái đó buồn rầu, khóc lóc van xin cha mẹ không muốn về nhà trai thì hôn nhân chấm hết từ đó, không ai vướng bận ai điều gì.

Ngày nay, trong các đám cưới của người H'Mông, tục kéo vợ vẫn được diễn ra nhưng với mục đích nhằm khẳng định cho tình yêu mãnh liệt, khát vọng về một gia đình hạnh phúc của trai gái người H'Mông, hoàn toàn không có sự ép buộc. Đây cũng là một trong những nét hấp dẫn sự tò mò khám phá của nhiều du khách khi đến du lịch Sapa.

Tổng hợp

Video hot nhất trong tuần

Chuyên đề Liên Quan:

Du lịch Sapa
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]