Gạo nếp được vo sạch, ngâm nước từ tối hôm trước để gạo nở đến độ vừa phải cho dễ thấm màu. Có 5 màu chính của xôi là trắng, đỏ, xanh, tím, vàng. Trắng là màu nguyên của gạo, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng.
Đồng bào dân tộc quan niệm các màu của xôi ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Người xưa quan niệm rằng ngày lễ, tết được ăn xôi ngũ sắc sẽ mang lại nhiều điều may mắn, tốt lành.
Xôi ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành: Trắng là màu của kim, xanh là màu của mộc, đen là màu của thủy, đỏ là màu của hỏa, vàng là màu của thổ. Người ta quan niệm rằng sự tồn tại của 5 chất này làm nên sự hài hòa tươi tốt của Thiên - Địa - Nhân. |
Mâm xôi ngũ sắc được trình bày đẹp mắt. |
Trong quá trình nấu xôi ngũ sắc, công đoạn tạo màu cho xôi rất quan trọng và cũng rất cầu kỳ. Trước khi nhuộm màu xôi, gạo nếp vo sạch đem ngâm trong nước lã từ 6 - 8 giờ để hạt gạo có độ nở vừa phải. Chia gạo ra thành 5 phần, mỗi phần tương ứng với một màu. |
Mỗi một dân tộc có cách trình bày riêng, có nơi bày như bông hoa 5 cánh, mỗi cánh một màu, có nơi bày theo hình ruộng bậc thang, mỗi bậc một màu, có nơi dùng khuôn đóng thành từng miếng. |
Mỗi vùng, mỗi dân tộc có một cách làm riêng. Tuy nhiên, tùy điều kiện từng vùng, bà con dân tộc pha trộn hoặc dùng các màu khác nhau ngoài những màu cơ bản trên để tạo nên xôi ngũ sắc. |
Món xôi ngũ sắc của đồng bào dân tộc vùng Đông Bắc mang phong vị riêng không đâu có được. |
Minh Đức