Gan lợn xào giá đỗ là sai lầm thường gặp của nhiều bà nội trợ
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm (Đại Học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ với Zing.vn cho biết, gan động vật nói chung và gan lợn nói riêng không nên xào nấu lẫn với những loại rau quả củ giàu vitamin C như giá đỗ.
Nguyên nhân là vitamin C trong dung dịch trung tính và tính kiềm không ổn định, đặc biệt khi có các vi lượng như đồng, sắt càng dễ bị oxy hóa phân giải.
Trong khi đó, gan lợn có hàm lượng đồng và sắt rất cao (mỗi 100 g gan lợn có chứa 2,5 mg đồng và 25 mg sắt). Khi xào lẫn, trong thời gian chờ tiêu hóa, vitamin C bị oxy hóa biến giá thành chất bã, gần như không còn dinh dưỡng.
Riêng về gan lợn, vị chuyên gia cho hay, đây là thực phẩm có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu rất tốt nhưng không nên vì thế mà ăn quá nhiều.
Gan là cơ quan chủ yếu giải độc cho cơ thể lợn, do đó bộ phận này tập trung nhiều nhất các chất cặn bã gây hại trong đó có kim loại nặng và dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, virus. Đặc biệt ở những con lợn bị bệnh, ăn gan sẽ rất nguy hại.
Gan lợn xào giá đỗ gây ung thư?
Gần đây, có thông tin ăn gan lợn xào giá có thể gây ung thư, khiến nhiều bà nội trợ hoang mang. Tuy nhiên, TS. BS Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay chưa có công trình nghiên cứu nào về việc kết hợp giữa gan lợn và giá đỗ gây ung thư.
Gan lợn xào giá đỗ không gây ung thư
Thực chất đây thông tin trên chỉ là tin đồn nhảm nhí và các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên mọi người nên ăn đa dạng thực phẩm. Do đó, bạn không nên lo lắng về vấn đề này.
Thực phẩm không nên kết hợp cùng gan lợn
Theo báo Gia đình và xã hội, không nên nấu gan động vật chung với rau cần, rau mùi, cải xoăn. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu.
Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic khi ăn kèm gan động vật sẽ gây rối loạn quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
Gan lợn cũng không nên cho súp lơ vào. Trong súp lơ chứa nhiều chất xơ, một chất xơ có thể kết hợp với các nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, kẽm trong gan heo, giảm thấp sự hấp thu của cơ thể đối với những nguyên tố vi lượng này.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, gan lợn cũng là món tập trung nhiều chất cặn bã gây hại sức khỏe. Các ký sinh trùng như sán lá cũng thường trú ngụ ở bộ phận này.
Ngoài ra, ở những con lợn bị bệnh, gan sẽ chứa nhiều virus và độc tố gây bệnh. Bởi vậy, nếu khi ăn gan, bạn đặc biệt lưu ý:
- Tuyệt đối không ăn quá nhiều gan lợn vì hàm lượng cholesterol trong gan lợn rất cao, có thể gây các bệnh như xơ vữa động mạch và làm bệnh tim nặng hơn, đặc biệt là những người mắc bệnh tăng huyết áp hoặc mạch vành nên hạn chế ăn gan lợn.
- Cần chế biến gan lợn sạch và chín, có thể ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 10 phút rồi mới chế biến.
- Khi mua phải chọn gan tươi có màu đỏ sẫm, không có những nốt sần trên bề mặt, ấn tay vào miếng gan thấy có đàn hồi tốt, rửa và nặn sạch máu trong gan mới chế biến thức ăn.
Thuốc tham khảo: - Bảo vệ và giải độc gan do dùng nhiều bia rượu, chống dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay. - Phục hồi và tăng cường chức năng gan do suy giảm chức năng gan, viêm gan gây mệt mỏi, ăn uống khó tiêu, vàng da, táo bón. - Hạ men gan, điều trị viêm gan virut, viêm gan vàng da cấp và mãn tính . |
Mỹ Linh
Theo GĐVN