Hé lộ căn bệnh khiến Dương Quý Phi không thể có con

GiadinhNet – Dương Quý Phi được ca ngợi là một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc, có sắc đẹp khiến hoa phải thu mình lại vì hổ thẹn, nhưng nàng lại phải chịu cảnh không con suốt đời.

15.5985

Dương Quý Phi, còn được gọi là Dương Thái Chân là một phi tần rất được yêu quý của Đường Huyền Tông. Nàng được xếp vào một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc, có sắc đẹp được ví là Tu hoa - khiến hoa thu mình lại vì hổ thẹn. (Tranh vẽ Dương quý phi cưỡi ngựa)

Câu chuyện về tình duyên giữa Dương Quý Phi và Đường Huyền Tông thường được nhắc đến với khung cảnh ước lệ, xa hoa tột đỉnh của giai đoạn nhà Đường đang thịnh thế. Sự yêu chiều một cách thái quá của Huyền Tông đối với Dương Quý Phi là nguyên nhân khiến người đời cho rằng nhà Đường đều do Quý Phi mà suy vong. (Tranh Dương Quý Phi - người đẹp hoa nhường, tranh của Hosoda Eishi đầu thế kỷ 19 tại viện bảo tàng Anh)

Huyền Tông say đắm, chiều chuộng nàng hết mực. Như cuộc đi tắm suối của nàng tại Hoa Thanh Trì mỗi lần tốn hàng vạn bạc của quốc khố và làm chết hàng trăm mạng người, hoàng đế cũng không chút tiếc rẻ. Mỹ nhân lại đặc biệt thích ăn quả vải của miền Nam. Để Quý Phi hàng ngày đều có thể ăn quả vải tươi, Huyền Tông bèn cử người cưỡi ngựa chạy suốt ngày đêm, vận chuyển quả vải từ miền Lĩnh Nam đến kinh đô Tràng An trong thời gian ngắn nhất. (Tượng Dương Quý Phi tại Hoa Thanh Trì)

 Người hầu hạ trong viện của Quý Phi có đến hơn 100. Các đại thần bên ngoài muốn được Huyền Tông trọng dụng đều chủ động dâng lễ vật quý cho Quý Phi. Nhiều người được thăng tiến bằng con đường này. Trong hậu cung của Huyền Tông, từ khi Dương Quý Phi xuất hiện thì các phi tần khác đều rất khó được ân hạnh nữa. (Dương Quý Phi, tranh lụa của Takaku Aigai tại bảo tàng mỹ thuật SEIKADO BUNKO)

Sắc đẹp của Dương Quý Phi được ghi nhận là khá tròn trịa và đầy đặn, thường được so sánh một cách đối lập với Triệu Phi Yến nhà Hán, với câu “Hoàn phì Yến sấu”. Nhưng dáng vẻ tròn trịa ấy lại khiến hoàng đế mê đắm không rời. Vào thời Đường Huyền Tông, vẻ nảy nở, đầy đặn luôn được xem là chuẩn mực của cái đẹp và biểu tượng cho sức khỏe dồi dào, viên mãn ở người phụ nữ. (Đường Minh Hoàng và Dương Quý phi, đứng trên sân thượng, tranh vẽ bởi Kanō Eitoku (1543–1590)

Khi kết mối lương duyên với mỹ nhân Ngọc Hoàn, Đường Huyền Tông đã ngoại lục tuần. Đêm đêm, nhà vua đều ôm ấp thân thể ngọc ngà, nảy nở của ái phi để sưởi ấm cho mình. Dù trong cung đã có Hoa Thanh trì với làn nước ấm nóng, nhưng cơ thể Dương Quý Phi mới là thứ báu vật trời cho. Da thịt mềm mại và hơi ấm lan tỏa trên cơ thể mỹ nhân tựa như làn suối nóng bao bọc, chở che cho long thể đang phải chống chọi với tuổi già của hoàng đế.

Theo dã sử Trung Quốc, Dương Quý Phi cao 1m 64, nặng 69 kg; cũng có quan điểm cho rằng, bà cao 1m55, nặng 60 kg. Người ta cho rằng, chính thân hình mập mạp là con dao 2 lưỡi với Dương Quý Phi. Dù được vua yêu chiều, sủng ái nhờ vẻ ngoài đầy đặn ấy, nhưng đó cũng là nguyên nhân khiến mỹ nhân nhà Đường phải mang mỗi tủi buồn - không con cái suốt đời.

Thời còn thắm nghĩa phu thê với Hoàng Thọ vương Lý Dục - con thứ 18 của Đường Huyền Tông - cả hai đều phơi phới thanh xuân, đều trong độ chín của tuổi sinh nở, nhưng mãi chẳng có tin mừng. Xét theo góc độ y học, quá béo không chỉ ảnh hưởng tới thể trạng, mà còn “uy hiếp” cả tử cung, dễ dẫn tới ung thư nội mạc tử cung. Nguyên nhân của chứng bệnh này có liên quan mật thiết tới nội tiết tố nữ oestrogen. (Tạo hình Dương Quý Phi trong phim cổ trang).

LD(th)/Báo Gia đình & Xã hội

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]