Hoa khôi Lại Hương Thảo: Bố dạy tôi bài học biết sẻ chia

GiadinhNet - Trước khi đến với cuộc thi Hoa khôi Thể thao 2012, ít ai biết rằng Lại Hương Thảo từng là cô học trò “khó bảo”.

15.5865

Khi ở nhà, Lại Hương Thảo rất thích vào bếp. Ảnh: TH

 
Tuy nhiên nhờ có người bố luôn quan tâm đến con, sẵn sàng hy sinh việc kinh doanh để cận kề con từng phút mà Thảo đã trở thành cô học trò ngoan ngoãn…

Kèm con như “kèm kem”

Hương Thảo kể, hồi còn là cô bé học mẫu giáo, nhà rất vắng vì bố mẹ lúc nào cũng tất bật với công việc kinh doanh. 4 giờ sáng đã đi, tối mịt bố mẹ mới về. Không có người lớn ở bên, kiểm soát kịp thời nên Thảo đã rơi vào tình trạng mải chơi quên cả học lúc nào không hay. Mới học lớp 8, Thảo đã có “tình cảm đặc biệt” với một người bạn trai ở Hà Nội, hơn cô 3 tuổi. Thời gian gặp nhau không có, hai người đành dành vào chát chít.

Khi phát hiện ra, bố đã tạm gác hết công việc kinh doanh để kèm cặp cô con gái. Hàng ngày, bố đưa Thảo đi học, tan lại đón Thảo về. Ấy vậy mà Thảo vẫn có “khả năng” trốn học. Bố đưa Thảo đến lớp, giao cho nhà trường là yên tâm về mà không biết rằng, bố quay xe đi khỏi là con cũng “tút” ra hàng Internet chát chít.

Giành giải phụ Hoa hậu Siêu quốc gia 2012

Ngày 14/9/2012, cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia 2012 đã diễn ra tại Ba Lan với sự tham gia của 53 người đẹp đến từ các quốc gia khác nhau. Lại Hương Thảo - Hoa khôi thể thao 2012 là đại diện của Việt Nam đã dự thi. Mặc dù không lọt trong top 20 nhưng Hương Thảo cũng đã thể hiện hết mình và mang lại cho Việt Nam giải phụ "Miss Supranational Asia" (tạm dịch Hoa hậu Siêu quốc gia khu vực Châu Á- Thái Bình Dương).Trước đó, tên của Hương Thảo cũng được xướng lên trong nhiều phần thi phụ như Top 16 người mặc trang phục truyền thống đẹp nhất, Top 12 thí sinh tài năng, Người đẹp cộng đồng…

Hương Thảo tâm sự: “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò - ai cũng có thời nông nổi, nhưng tôi có lẽ là “ca” đặc biệt hơn vì tôi vốn lỳ lợm, ương bướng, cá tính mạnh nên rất thích nghịch ngợm và “gây hấn” ở trường. Bố dùng mọi biện pháp để gò tôi vào khuôn khổ. Nhẹ nhàng, cứng rắn, đủ cả! Đi học về gần 12 giờ rồi nhưng bố vẫn bắt tôi phải đi nấu cơm, trong khi chỉ hơn 1 tiếng nữa là đến giờ học buổi chiều. Không có chuyện về nhà là sẵn cơm ăn ngay đâu. Bố muốn tôi phải biết sắp xếp công việc một cách khoa học nhất, nếu không thì sẽ phải chấp nhận vào lớp muộn. Sống ở Quảng Ninh- vùng đất “nổi tiếng” ăn chơi nên bố kèm con gái dữ lắm, một năm chỉ có hai dịp được mua quần áo là hè và Tết. Bố bảo, đi học đã có đồng phục rồi thì ăn diện làm gì? Nhuộm tóc, bố cũng cấm. Hồi tôi học phổ thông đang rộ mốt gắn đá lên răng, bố bảo, nếu con mà gắn là bố đập gẫy răng. Mà bố làm thật chứ không dọa đâu. Một lần tôi nhuộm tóc đã bị bố cắt ngắn đi rồi. Không chỉ quản lý chuyện quần áo, tóc tai, bố quản lý cả chuyện tôi quen ai. Nhà ở gần trường nên cứ nhìn thấy tôi đi với ai, bố đều hỏi tên là gì, nhà ở đâu, bố mẹ làm gì, số điện thoại thế nào…làm tôi cũng sợ không dám giới thiệu bạn với gia đình. Bố bảo, thà không có bạn còn hơn là chơi với bạn xấu. Tôi từng bị bố đánh mấy trận vì... yêu sớm. Những lúc đó, tôi giận bố lắm và tìm cách phản kháng”.

Lời thì thầm của bố trong đêm chung kết

Hương Thảo nói, nhiều lúc mẹ cô khóc ròng vì gia đình gần như “hết biện pháp” với cô mà không ăn thua. Nhưng bố thì vẫn rất kiên trì. Bố luôn bên cô, mặc dù biết có lúc cô con gái rượu rất “ghét” mình. “Bố nhẹ nhàng, rủ rỉ, chia sẻ với tôi như với một người bạn. Bố kể cho Thảo nghe về những vất vả mà bố mẹ từng trải qua, kể về những mảnh đời bất hạnh, thiệt thòi trong cuộc sống. Rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn vậy mà họ vẫn cố gắng vươn lên để làm người có ích. Những lời của bố cứ như ngấm dần, ngấm dần như mạch nước ngầm mát lành.

“Tôi nhớ nhất sinh nhật năm tôi 18 tuổi, bố nói: Từ nay bố sẽ không quản lý kiểu bắt con phải thế nọ thế kia nữa. Bố chỉ là người cho những lời khuyên khi con hỏi ý kiến... Đó là lúc tôi biết suy nghĩ, dằn vặt trước những giọt nước mắt của mẹ, sự mệt mỏi của bố khi hàng ngày phải dõi mắt theo từng hành động của mình. Nhưng lúc được “thả” tự do thì tôi lại không muốn làm những chuyện “rồ dại” như trước nữa. Tự nhiên tôi thay đổi tính nết khiến bạn bè cũng ngạc nhiên. Những tháng ngày trở thành sinh viên đại học càng khiến tôi ân hận nhiều hơn, biết thương bố mẹ nhiều hơn. Tôi hơn các bạn khác là việc gì cũng làm được, từ chuyện cơm nước, sắp xếp cuộc sống, sửa sang đồ dùng nếu chẳng may bị hỏng…Lúc này tôi mới nhận ra rằng, hóa ra bố nghiêm khắc không phải vì ghét mà là muốn con mình tốt lên, trang bị cho con những kiến thức, kỹ năng sống, tạo cho con một nền tảng tốt khi vào đời”, Hương Thảo nói.

Hoa khôi là phải tốt nghiệp đại học

Trước khi Thảo lên sân khấu đêm chung kết cuộc thi Hoa khôi thể thao 2012, bố đã thì thầm vào tai: “Bố rất tự hào về con”. Đó là niềm động lực rất lớn với Thảo trong cuộc thi. Nhưng khi được trao vương miện, còn đang lâng lâng thì bố đã kéo Thảo về với thực tại: “Con gái ơi, Hoa khôi là phải tốt nghiệp đại học, không có chuyện học hết lớp 12 đâu nhé”. Khi Hương Thảo đi thi ở Ba Lan, bố bảo: “Bây giờ bố mới phát hiện ra là con gái bố cũng có tài đấy chứ? Nhưng đây đã là lần cuối thi sắc đẹp chưa con, quay về học hành thôi?”.

Vào đại học, Thảo sống xa nhà. Gia đình vốn làm nghề kinh doanh tiệc cưới có tiếng ở Quảng Ninh, điều kiện dư dả, nhưng mỗi tháng bố chỉ cho đúng 2 triệu đồng để ăn uống, chi tiêu. Ấy vậy mà Thảo vẫn xoay được 50 triệu đồng để đi thi Hoa khôi Thể thao. Chỉ đến khi cô vào vòng Chung kết, bố mới biết. Bố bảo: “Sao suốt ngày đi thi thế con, hết Miss Hạ Long, Miss Auto mà có được cái gì đâu chứ, giờ lại thi Hoa khôi thể thao. Thôi đừng thi nữa con ạ!”. Nhưng rồi bố cũng biết tính con gái đã thích điều gì thì quyết làm đến cùng. Bố Thảo rất ít khi khen con gái. Nhưng trước khi Thảo lên sân khấu đêm chung kết, bố đã thì thầm vào tai: “Bố rất tự hào về con”. Đó là niềm động lực rất lớn với Thảo trong cuộc thi. Nhưng khi được trao vương miện, còn đang lâng lâng trên mây thì bố đã kéo Thảo về với thực tại: “Con gái ơi, Hoa khôi là phải tốt nghiệp đại học, không có chuyện học hết lớp 12 đâu nhé”. Khi Hương Thảo đi thi ở Ba Lan, bố bảo: “Bây giờ bố mới phát hiện ra là con gái bố cũng có tài đấy chứ? Nhưng đây đã là lần cuối thi sắc đẹp chưa con, quay về học hành thôi?”.

Mong có người chồng giống như bố

Giờ đây, khi đội trên đầu chiếc vương miện danh giá, Thảo càng ý thức được về bản thân, mong muốn sống có ích hơn cho người thân và xã hội.

“Nếu được ước một điều, tôi muốn được quay trở lại thời lớp 8 để học lại từ đầu. Đó là quãng thời gian tôi bắt đầu “nổi loạn” chỉ vì yêu sớm. Bố cũng hối hận vì đã từng quá tham công tiếc việc, đã không dành nhiều thời gian cho con cái. Rút kinh nghiệm, với cậu em tôi, bố mẹ quan tâm từ khi còn nhỏ, quan sát những biểu hiện của em để điều chỉnh kịp thời. Em trai tôi học giỏi lắm, lúc nào nhất trường, ngoan ngoãn. Bố bảo, may mà vẫn còn nắn chỉnh được tôi, chứ nếu không thì bố ân hận cả đời”.

Hỏi Thảo có đi theo con đường nghệ thuật như phần lớn các hoa hậu, người đẹp có danh hiệu khác, cô cho biết: “Vương miện là cánh cửa tốt để bước chân vào nghệ thuật, nhưng thực sự tôi không thích lắm. Hơn nữa, bố lúc nào cũng muốn con cái đi theo con đường học vấn - đó cũng là lý do để tôi không muốn bước chân vào lĩnh vực giải trí mà muốn kinh doanh. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã thích kinh doanh rồi. Tôi còn nhớ, bố mẹ có một kỷ luật: Khi con cái còn nhỏ sẽ không cho con tự ý tiêu tiền. Mỗi sáng, bố mẹ cho 5 nghìn ăn sáng, nhưng tôi chỉ ăn 2 nghìn xôi thôi, còn 3 nghìn thì cất đi. Các bạn tiết kiệm mua quần áo đẹp, đồ chơi, nhưng tôi mua truyện cho thuê, lại có thêm tiền để mua cái gì mình muốn”.

Hương Thảo bảo, “thương trường là chiến trường”, nhưng cô vẫn thích, có lẽ cô sẽ kinh doanh trong lĩnh vực giải trí. Thảo đã đề ra mục tiêu: 27 tuổi lấy chồng, 28 tuổi sinh con. Cô cũng tiết lộ mình thích mẫu đàn ông kinh doanh, nhưng hiện tại Hoa khôi này vẫn đang lựa chọn và chờ đợi một người đàn ông có tính cách giống như bố đến với mình.

Thanh Hà

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]