Được lên men bởi các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, sữa chua là món ăn cực thân thiện với hệ tiêu hóa, nhờ tính a-xít cao có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột.Ngoài ra, các dưỡng chất có sẵn khác trong thành phần sữa chua như protein, lipid, rút ngắn thời gian hấp thu trong quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu canxi và nhiều loại khoáng chất khác dễ dàng hơn.
Giá trị dinh dưỡng trong 100g sữa chua: 100Kcal, 15.4g đường, 3.1g đạm, 3g chất béo, canxi và một số loại vitamin. Một số loại sữa chua còn thêm DHA có tác dụng giúp sáng mắt và tăng chỉ số phát triển trí tuệ ở trẻ em… Vậy trẻ mấy tháng ăn được sữa chua, mẹ có biết?
1/ Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?
Câu trả lời dành cho mẹ là trẻ đã có thể bắt đầu ăn sữa chua từ lúc 4 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi ăn được sữa chua làm từ sữa bột công thức phù hợp với lứa tuổi. Khi làm sữa chua cho con, mẹ pha sữa bột theo tỷ lệ giống như pha sữa nước cho trẻ uống.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể ăn sữa chua làm từ các loại sữa khác có bán trên thị trường, nhưng để yên tâm mẹ vẫn nên làm từ sữa bột công thức mà trẻ đang uống. Bắt đầu từ 1 tuổi trở lên, bé đã có thể ăn sữa chua như người lớn. Tuy nhiên, mẹ nên chọn loại lên men tự nhiên, không chứa chất phụ gia, để đảm bảo tính an toàn và đầy đủ dưỡng chất.
2/ Mỗi ngày trẻ ăn bao nhiêu sữa chua là đủ?
Tùy theo lứa tuổi của con, mẹ cho bé ăn lượng sữa chua phù hợp theo bảng gợi ý sau:
-Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: 50 – 100ml
-Trẻ 2 – 3 tuổi: 100 – 200ml
-Từ 3 tuổi trở lên: 200 – 300ml
3/ Lưu ý khi cho bé ăn sữa chua
- Lựa chọn kỹ trước khi mua sữa chua cho bé ăn thay vì tự làm, nhất là sữa chua dạng uống, bởi thành phần chủ yếu của thức uống này là sữa bò hoặc bột sữa, đường a-xít chua, hương liệu, chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe.
- Mẹ nên cho bé ăn sữa chua sau bữa ăn, bởi khi đói, các vi khuẩn có lợi sẽ bị giảm tác dụng trong dạ dày. Sau khi ăn, độ pH tăng từ 3-5, tạo điều kiện lý tưởng cho lợi khuẩn phát huy khả năng. Lý tưởng nhất là sau khi ăn tối khoảng 30 phút - 2 tiếng.
- Nếu ăn quá nhiều sữa chua sẽ làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và khả năng bài tiết chất xúc tác tiêu hóa. Hậu quả là làm mất cảm giác thèm ăn thay vì thèm ăn. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn từ 60g đến tối đa 300g/ ngày.
Cụ thể, với trẻ mới tập ăn, chỉ cho trẻ ăn khoảng 2-3 thìa/lần và tăng dần lên, tối đa là 50g/ngày. Nếu trẻ muốn ăn hơn thì cần theo dõi hệ tiêu hóa của trẻ để cân đối nhưng không quá 300g/ngày.
- Sau khi ăn sữa chua, bé nên được súc miệng do các lợi khuẩn có thể gây hại cho men răng.
- Tuyệt đối không hâm nóng hoặc cho thêm nước ấm vào sữa chua, vì cách này chỉ làm giảm tác dụng của lợi khuẩn.
- Không cho bé ăn sữa chua gần với giờ uống thuốc, nhất là thuốc kháng sinh hay thuốc chứa amin lưu huỳnh, bởi các chất này sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
Những loại thực phẩm có thể kết hợp với sữa chua cho bé ăn
Khi kết hợp với những loại thực phẩm phù hợp, món sữa chua của bạn sẽ trở nên hấp dẫn hơn, thơm ngon hơn và kích thích khẩu vị các bé hơn rất nhiều. Những loại thực phẩm có thể kết hợp với sữa chua mà bạn nên cho trẻ dùng hàng ngày bao gồm:
– Các loại thực phẩm tinh bột cho bữa ăn sáng: gạo, mì, bánh bao, bánh mì, bánh khoai lang, món ăn nấu từ bí đỏ… do đó sau khi cho bé dùng bữa sáng với những thực phẩm tinh bột này bạn có thể sử dụng sữa chua làm món tráng miệng cực tốt cho bé yêu đấy.;
– Sữa chua có thể kết hợp với một số loại trái cây: Táo, đào, chuối, bơ, dâu tây, lê,… để tạo thành món sữa chua hoa quả ngon tuyệt.
Những loại thực phẩm không nên dùng chung với sữa chua
Để sữa chua phát huy tác dụng chăm sóc sức khỏe các bé yêu, bạn không nên cho trẻ ăn sữa chua kết hợp với một số kháng sinh như chloramphenicol, erythromycin, chúng có thể giết chết hoặc tiêu diệt vi khuẩn lactobacillus có lợi trong sữa chua;
Cũng không nên dùng chung sữa chua với những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, thực phẩm đông lạnh chế biến từ vì chúng có thể gây táo bón, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tử vong, rất nguy hiểm đấy nhé.
Thùy Linh
Theo GĐVN