Công trình được xây dựng trong thời cai trị của triều đại Solanki. Theo các nhà khảo cổ học, đền được xây dựng vào năm 1603 bởi con trai của Mularaja vương triều Bhimdev I và hoàn thành nhờ Nữ hoàng Udayamati.
 

Do thiết kế ngầm dưới lòng đất nên ngôi đền bị ngập trong phù sa và nước sông Saraswati qua hàng trăm năm. Năm 1980, các nhà khảo cổ học Ấn Độ đã khai quật ngôi đền, sau khi được khôi phục, hầu hết kiến trúc công trình vẫn giữ được vẻ nguyên vẹn, tráng lệ vốn có.


Ngôi đền có 7 tầng ngầm với chiều dài 64m, rộng 20 m và sâu 27 m. Vì vậy, đây là công trình có kiến trúc rộng lớn và lộng lẫy nhất về thể loại này.

 

Bên trong ngôi đền là hơn 500 bức phù điêu được chạm khắc rất điêu luyện, hội tụ đỉnh cao kiến trúc của những người thợ thủ công Ấn Độ lúc bấy giờ.


Giếng nước có đường kính 30 m và sâu 10 m “đứng” giữa ngôi đền như thách thức với thời gian. Xung quanh bức tường trong giếng là các bức phù điêu tinh xảo, được xây dựng bằng gạch và đá.

 

Mỗi thiết kế là một kỹ thuật tuyệt vời về chi tiết và tỷ lệ, các trụ được chạm khắc với họa tiết rất lạ và đẹp ở những tầng của ngôi đền. 


Thiết kế đặc biệt cùng những tuyệt tác chạm khắc đã mang lại cho ngôi đền vẻ lộng lẫy vô cùng ấn tượng.


Những bức họa tiết không chỉ thể hiện đỉnh cao kiến trúc cổ mà còn tái hiện sinh động nét sinh hoạt văn hóa, tôn giáo và phong tục người dân Ấn Độ lúc bấy giờ.

 
Hiện nay, những cổ vật được tìm thấy qua quá trình khai quật khảo cổ tại ngôi đền được Viện nghiên cứu khảo cổ Ấn Độ bảo quản trong một chế độ đặc biệt.
 
Ở tầng cuối cùng, ngôi đền có một cánh cổng nhỏ mở ra một lối đi bí mật dài hơn 30 km, dẫn thẳng tới thị trấn Sidhpur (gần Gujarat). Lối đi này được thiết kế như một lối thoát dành cho vua chúa trong trường hợp thất thủ.
Đền Rani Ki Vav đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới ngày 22.6.2014 tại Doha, Qatar. Rani Ki Vav được xem như viên khảo cổ.

Theo Bùi Hiệp Võ/ Vnexpress