Kinh nghiệm đi xe ôtô đường ngập nước

Mỗi khi Hà Nội mưa lớn, đường ngập lụt, xe cứu hộ và gara đều làm không hết việc! Với những lưu ý dưới đây, bạn có thể tránh ngay được hậu họa "dìm chết" xế yêu

15.6033
  • 1

    Khi đi trong khu vực ngập nước - trường hợp bất khả kháng - giữ tốc độ động cơ cao để tránh nước vào ống xả khiến xe "chết máy" đột ngột. Với xe số sàn, luôn đi số 1 với mức ga cao - trên 2000 vòng/phút nếu xe có đồng hồ báo tốc độ động cơ hoặc 1/3 đến 1/2 hành trình chân ga; với xe số tự động có chức năng đi số sàn, hãy đi số 1; với xe số tự động có các số D1, D2, D3, hãy chuyển về D1. Nếu xe "chết máy" vì ngập nước, giải pháp an toàn nhất là gọi xe cứu hộ - đặc biệt lưu ý không khởi động lại động cơ trong trường hợp này vì khả năng nước sẽ phá hỏng động cơ, vỡ piston, cong tay biên.

  • 2

    Khi mức nước ngập nửa lốp xe, với các xe gầm thấp, đó là giới hạn không nên vượt qua; với xe gầm cao, có thể đi qua nhưng không được để nước vào cửa gió động cơ trước mũi xe; nếu nước vào sẽ gây hỏng động cơ và thường phải sữa chữa với chi phí rất cao, thậm chí phải thay cả động cơ.

  • 3

    Đặc biệt chú ý một khi quyết định đi qua khu vực ngập nước phải luôn đảm bảo không có xe đi ngược chiều. Xe đi ngược chiều sẽ tạo sóng hoặc hắt nước ngược lên capo xe - nguy cơ cao nước tràn vào khoang động cơ hoặc họng hút.

  • 4

    Khi lội nước cánh quạt làm mát có thể bị cong do dòng nước và chém vào két nước làm thủng két. Để tránh khả năng này, nếu bắt buộc phải qua chỗ lụt, kiểm tra để chắc chắn mức nước không chạm đến cánh quạt.

    Một giải pháp nữa đề phòng nước vào động cơ: dùng tuốc-nơ-vít hoặc cờ-lê tháo ống dẫn cao su từ động cơ vào bầu lọc gió - giải pháp này để tránh nước tràn theo đường hút gió ở đầu xe vào động cơ. Nên cố định ống cao su quay ngược ra sau (băng dính, dây...vv) và nâng cao hết mức có thể.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]