Tin bài Hay
Mẹo vặt

Làm sao để hạn chế việc nói nhiều về bản thân

01/01/2000 - 00:00

Làm sao để hạn chế việc nói nhiều về bản thân
Làm sao để hạn chế việc nói nhiều về bản thân

Khi có một điều gì mới mẻ, thú vị trong cuộc sống, chúng ta có khuynh hướng muốn chia sẻ với mọi người, nhưng lại không thể ngừng huyên thuyên về mình. Điều đó có thể làm đánh mất cảm tình của người thân và bạn bè bởi họ sẽ cảm giác rằng bạn không muốn quan tâm đến họ. Sau đây là 5 bước giúp bạn có thể ngừng nói về bản thân và lắng nghe người khác mà chúng tôi muốn chia sẻ.

  • 1

    Tập thói quen lắng nghe

    Lắng nghe khó hơn bạn tưởng, dù chỉ là nghe ai đó tâm sự trong nửa giờ đồng hồ. Bởi vì không chỉ là ngồi nghe mà bạn cần phải hiểu được những gì người khác muốn nói để có thể đưa ra lời khuyên hay ý kiến.

    Bạn có thể bắt đầu bằng cách hỏi bạn bè về công việc, gia đình hay cuộc sống hằng ngày của họ và lắng nghe câu trả lời. Hãy thể hiện sự hứng thú và chân thành của bạn đối với câu chuyện đó. Nếu bạn được hỏi, nhớ trả lời ngắn gọn, tập trung và quay lại chủ đề chính trước khi bạn biến buổi nói chuyện thành một cuộc độc thoại về bản thân.

  • 2

    Đưa ra những chủ đề mở

    Hãy hỏi những câu về các đề tài rộng mở, chẳng hạn như nếu bạn biết về sở thích của người đó, nên hỏi về những gì nằm trong lĩnh vực ưa thích của họ. Khuyến khích họ thể hiện quan điểm bằng những câu hỏi thông minh. Bằng cách này, bạn có thể biết được nhiều điều mới mẻ và hiểu người đó hơn.

  • 3

    Đưa ra câu hỏi thay vì câu trả lời

    Để cuộc trò chuyện được cân bằng, hãy thay những câu trả lời bằng câu hỏi ngược lại để người nói chuyện với bạn có cơ hội được đóng góp ý kiến. Nhưng nhớ là phải cho người đối thoại thời gian để trả lời chứ đừng nên ngay lập tức nói không ngừng về những gì bạn biết. Hãy chắc rằng bạn để người khác đưa ra ý kiến trước khi đến lượt mình.

  • 4

    Suy nghĩ về cảm nhận của những người xung quanh

    Đây có lẽ là một bước không dễ dàng gì, bởi chúng ta đã quen với việc nghĩ về điều mình cần làm, các vấn đề của bản thân mà quên mất những người xung quanh. Hãy tập cho mình thói quen nghĩ đến người khác, chẳng hạn như liệu cô bạn thân có vui vẻ trong kỳ nghỉ hay không hoặc những người thân liệu đang gặp khó khăn gì. Bằng cách đó, bạn sẽ sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ tâm sự của họ hơn là chỉ chăm chăm kể về những câu chuyện hằng ngày của mình. Hạn chế mở đầu cuộc trò chuyện bằng từ "tôi". Một khi bạn có thói quen suy nghĩ về người khác, bạn sẽ dễ dàng im lặng và mở lòng với những câu chuyện của gia đình và bạn bè hơn.

  • 5

    Nhớ đến mục đích của cuộc trò chuyện

    Thường thì mọi cuộc trò chuyện đều bắt đầu với một mục đích nào đó. Đôi khi ai đó hỏi và chờ đợi câu trả lời thì bạn lại lơ đãng sang những vấn đề khác và không đưa ra giải đáp cho câu hỏi của người đối diện. Do đó, hãy cố gắng tập trung vào chủ đề cuộc nói chuyện và nhắc nhở mình về mục đích của cuộc hội thoại bởi chắc chắn không ai có đủ kiên nhẫn để nghe bạn huyên thuyên về những thứ họ không cần biết và cũng không muốn nghe.

Home

    Trang chủTin mớiThị trườngVideo