Làm sao để phân biệt được đâu là xe buýt thật, đâu là xe "nhái", trong khi nhìn bên ngoài, đều giống như nhau?

Phạm Thị Thu (Cầu Giấy – Hà Nội) Xe buýt chính hãng sẽ không bắt khách dọc đường như thế này. Ảnh minh họa Trả lời

0
Hỏi: Tôi ở Hà Nội, thường xuyên đi học bằng xe buýt. Tuy nhiên, nhiều lần đứng chờ xe ở trạm thì bị phụ xe lôi tay kéo ào lên xe. Không những xe chạy với tốc độ “chóng mặt”, lái xe còn liên tục rẽ vào các điểm dừng chờ xe buýt để “vợt” khách, lịch trình xe thay đổi thường xuyên. Tôi rất khó chịu khi bị lôi xềnh xệch lên những chiếc xe như thế.  Sau đó, một xe buýt bị CSGT kiểm tra thì tôi và hành khách trên xe mới biết đó là xe buýt “nhái”.

Vậy, xin hỏi, làm thế nào để phân biệt được xe “nhái”, trong khi nhìn những xe “nhái” không khác gì xe thật?


Xe buýt “nhái” không chạy theo tuyến cố định, không được Sở GT-VT cấp phép hoạt động xe buýt. Mặc dù có màu sơn giống xe buýt thật (đỏ-vàng) nhưng buýt “nhái” không có logo của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội và không có số hiệu tuyến.

Buýt “nhái” thường hoạt động không giờ giấc, không theo cung đường cố định mà chỉ trà trộn “bắt” khách trong khung giờ cao điểm ở một số tuyến đông hành khách. Xe buýt “nhái” thường xấu, cũ hơn và đương nhiên chất lượng phục vụ kém hơn rất nhiều.

Xe buýt thật có lộ trình rõ ràng và thông báo có thể nhìn thấy dễ dàng ở vị trí cố định trên đầu xe. Logo nhận diện thương hiệu được sơn ngay trên thân xe buýt thật. Trong khi đó, buýt “nhái” chỉ có tấm nhựa cắt tạm bợ ghi nghệch ngoạc mấy chữ để trên kính chắn gió.

Buýt “nhái” thường lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu vì phải lo đối phó, trốn tránh lực lượng chức năng. Hiện nay, tại Hà Nội, buýt “nhái” thường lảng vảng ở tuyến Long Biên – Bắc Ninh – Lương Tài hoặc khu vực bến xe Mỹ Đình (Từ Liêm).



0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]