- 1
Không biểu hiện lo sợ
Trước ý định đòi bỏ đi của con, nếu bố mẹ có biểu hiện lo sợ, đứa trẻ sẽ càng củng cố ý định. Trẻ cũng áp dụng tích cực chiêu: "đòi bỏ nhà đi" mỗi khi cảm thấy bố mẹ không hiểu mình hoặc muốn tạo áp lực thỏa mãn một nhu cầu nào đó.
- 2
Không thách thức
Ngoài ra, một số bố mẹ thừa biết con không dám bỏ đi nên thách thức: "Cứ việc đi xem ai khổ cho biết". Điều này là không đúng vì có thể đào sâu thêm mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái.
- 3
Ứng phó khéo léo
Thay vì thế, bố mẹ có thể ứng phó: "Nếu bỏ đi, con sẽ ngủ ở đâu?", "ai sẽ nấu cơm cho con ăn", "Lỡ gặp mẹ mìn thì sao?"... Những câu hỏi chỉ cho bé thấy nguy cơ và khó khăn đầy rẫy khi rời tổ ấm. Cách này sẽ khiến bé từ bỏ ý định và không lặp lại vì biết mình yếu thế.
- 4
Làm ngơ
Tảng lờ lời "đe dọa" của con cũng là một cách khéo léo để đối phó. Khi nghe trẻ nói ra ý định, bạn hãy nhấn vào nội dung của cuộc tranh luận. Bạn giả vờ như không nghe thấy con dọa sẽ bỏ nhà đi.
- 5
"Hạ nhiệt"
Tuy nhiên, bố mẹ cần hạ nhiệt độ của "cuộc họp", lắng nghe con giải thích nhiều hơn. Từ đó, bố mẹ đánh giá được mức độ đúng sai đối với sự việc bé gây ra.
Sau đó, trẻ sẽ tự đưa ra giải pháp khắc phục lỗi lầm và bạn đồng ý chấp nhận. Như thế, bạn sẽ dập tắt được ý định muốn "làm khó" bố mẹ của con.