Lộc vừng trị nhiều bệnh nhưng có độc

Dù cây lộc vừng có nhiều tác dụng tốt trong y học nhưng không nên lạm dụng, bởi cây lộc vừng có chất độc.

15.5967
Lộc vừng chữa được nhiều loại bệnh. Ảnh minh họa

Cây lộc vừng được trồng làm cảnh khá phổ biến ở Việt Nam. Lá lộc vừng còn dùng ăn sống, nấu canh chua như một loại rau. Và các bộ phận của cây lộc vừng đều có tác dụng chữa một số loại bệnh nhất định.

Theo Đông y, lộc vừng vị ngọt, tính bình đi vào can, phế, tỳ, thận. Tác dụng tư bổ can thận, bổ huyết minh mục, khu phong nhuận tràng, thông nhũ, sinh tân dưỡng phát. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, râu tóc bạc sớm.

Cụ thể, nước ép lá lộc vừng tác dụng trong bệnh tiêu chảy và bệnh lỵ. Rễ lộc vừng dùng làm thuốc hạ sốt, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, long đờm, chữa ho, hạ đường huyết. Trái lộc vừng kích thích tuyến sữa, trừ giun sán, tăng tiết mật…; ngâm rượu ngậm chữa đau răng, đau nướu. Hạt lộc vừng phối hợp với nước ép gừng để chữa cảm lạnh và đi tả. Hạt còn được dùng để chữa chứng tinh dịch ít, bệnh lậu và giang mai. Vỏ lộc vừng có tác dụng giải nhiệt, chữa sốt rét.

Những người bị trĩ có thể làm co búi trĩ, chống viêm, cầm máu bằng cách lấy khoảng 20 g lá lộc vừng, rửa sạch, nhai lấy nước, còn bã đắp vào hậu môn. Nên đắp lá vào buổi tối trước khi đi ngủ và dùng một miếng băng loại nilon lót phía ngoài để nước từ bã không bị thấm ra. Nên dùng một đợt ăn thuốc, đắp bã trong 7-10 ngày, sau đó ăn sống lá lộc vừng khoảng 10 ngày nữa.

Dù cây lộc vừng có nhiều tác dụng tốt trong y học nhưng không nên lạm dụng, bởi cây lộc vừng có chất độc saponins, có thể gây những tác dụng phụ trên cơ địa của từng người. Nên hạn chế ăn rau lộc vừng luộc, mặc dù hiện nay có nhiều người ca tụng loại rau này và xem nó là một trong những món ăn thời thượng trong các nhà hàng với tên gọi “rau rừng”.

 Cơ sở đông y Lang Việt

CLIP HAY:

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]