Mạt gà có khả năng truyền bệnh không?

Nhà tôi có nuôi gà nhốt ở trong chuồng, khi cho gà ăn, chăm sóc chuồng trại, ổ gà..., tôi phát hiện có những con côn trùng nhỏ bò lên người.

15.607

Nhà tôi có nuôi gà nhốt ở trong chuồng, khi cho gà ăn, chăm sóc chuồng trại, ổ gà..., tôi phát hiện có những con côn trùng nhỏ bò lên người. Những người nuôi gà gọi đó là con mạt gà. Vậy mạt gà có khả năng truyền bệnh không và cách diệt mạt gà?

Lê Thị Mai (Thừa Thiên Huế)

Mạt gà có tên khoa học là Dermanysus gallinae, kích thước của con đực khoảng 0,6 x 0,2mm; con cái khoảng 0,75 x 0,4mm; lớn hơn loại mạt bụi nhà. Thân của mạt gà có hình trứng, đầu nhỏ, bụng có lông ngắn, thưa. Chân ngắn nhưng rất khỏe, hai chân trước dài gần bằng chiều dài của thân, có ống thở dài tới gốc của đôi chân thứ hai. Mạt gà có màu trắng, đỏ hoặc tím tùy theo lúc nó đói nay no. Chúng thường hoạt động về ban đêm, còn ban ngày trú ẩn ở các ổ gà, các khe vách của chuồng gà... Vào ban đêm, mạt gà hay bò ra đốt máu gà, chim, có khi đốt cả người. Mạt gà có khả năng nhịn đói trong nhiều tuần. Khi đói lâu và tiếp xúc với người, chúng không đốt được người nhưng bò, chạy trên người gây cảm giác ngứa, khó chịu.

Khi mạt gà đốt người có thể gây ngứa ngáy dữ dội và tạo nên những đám nổi mẩn mọng nước. Mạt gà cũng có khả năng truyền bệnh viêm não - màng não cho người. Phòng chống mạt gà bằng cách làm vệ sinh sạch sẽ chuồng gà, ổ gà. Khi làm việc gần chuồng gà, ổ gà cần dùng các loại hóa chất xua diệt côn trùng như DEP (Diethyl phtalat), DMP (Dimethyl phtalat), DEET (N,N-diethyl-3-toluamide), DEPA (N,N-diethyl phenyl acetamide) hoặc các loại hóa chất xua diệt côn trùng khác thuộc nhóm pyrethroid tổng hợp... Để diệt mạt gà, có thể phun hóa chất diệt côn trùng hoặc xông hơi diêm sinh vào chuồng gà, ổ gà.

BS. Nguyễn Võ Hinh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]