Mẹo dân gian chữa ngạt mũi an toàn cho bà bầu

Bà bầu bị ngạt mũi có thể trị khỏi bằng những mẹo dân gian đơn giản mà không cần dùng thuốc như sau: kê gối cao khi ngủ, nhỏ mũi thường xuyên, dùng tỏi, tía tô...

31.1744

Nguyên nhân gây ngạt mũibà bầu

Chảy mũi hoặc ngạt mũi trở nên phổ biến hơn khi mang thai . Có tới 30% phụ nữ mang thai từng bị nghẹt mũi mà không phải dị ứng hay bệnh nhiễm trùng. Tình trạng này còn được gọi là viêm mũi thai kỳ .

Mẹo dân gian chữa ngạt mũi an toàn cho bà bầu
Mẹo dân gian chữa ngạt mũi an toàn cho bà bầu

Ngạt mũi có thể khởi phát ở tháng thứ 2 và có xu hướng nặng hơn vào cuối thai kỳ. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau sinh và thường biến mất hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau sinh.

Hàm lượng cao estrogen trong thời kỳ mang thai khiến các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy. Chưa kể, lượng máu tăng trên toàn cơ thể khi mang thai làm sưng phù những mạch máu nhỏ trong màng mũi và khiến đường thở bị thu hẹp.

Chẩn đoán khi bà bầu bị ngạt mũi

Nếu bạn chỉ bị nghẹt (chảy) mũi mà không kèm triệu chứng khác thì có thể bạn bị viêm mũi thai kỳ. Nếu nghẹt mũi kèm hắt hơi , ho, đau họng, đau đầu nhẹ hoặc sốt thì có thể bạn bị cảm hoặc bệnh truyền nhiễm.

Chứng viêm xoang cũng rất thường gặp khi mang thai. Nếu bạn bị các triệu chứng của viêm xoang như sốt (đau đầu, mũi chảy dịch vàng hoặc xanh, đau vùng mặt, đau hàm hoặc giảm khả năng nhận biết mùi) thì bạn nên đi khám.

Nếu bạn bị tắc (chảy mũi) với dịch mũi trong, kèm hắt hơi, ngứa mắt, tai, họng thì có thể bạn bị dị ứng. Dị ứng trong thai kỳ thường khó dự đoán: Chúng có thể đỡ hoặc nặng thêm, hoặc bạn trở nên nhạy cảm với những chất dị ứng khác mà trước đó bạn chưa bị.

Dùng thuốc chữa ngạt mũi cho bà bầu

Nếu tắc mũi làm bạn khổ sở thì bạn nên đi khám để bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn. Tốt nhất bạn nên tránh các loại thuốc trong 3 tháng đầu mang thai, khi mà các cơ quan của thai đang hình thành, trừ khi thật cần thiết (ví dụ để kiểm soát suyễn). Mọi loại thuốc cần có chỉ định từ bác sĩ.

Mẹo dân gian chữa ngạt mũi cho bà bầu

- Sử dụng nước nhỏ mũi dạng giọt (hoặc dạng phun sương) được bác sĩ chỉ định là an toàn cho bà bầu. Xịt vào mỗi bên mũi. Khoảng 5-10 phút sau, bạn sẽ thở dễ dàng hơn.

- Kê cao gối khi nằm nghỉ hoặc ngủ.

- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, nhất là vào ban đêm khi ngủ. Nên vệ sinh máy tạo độ ẩm đúng cách (tuân thủ hướng dẫn đi kèm). Thay nước cho máy hàng ngày để tránh vi trùng sinh sôi. Bạn cũng cần thay bộ lọc càng thường xuyên càng tốt.

- Luyện tập cũng có thể làm dịu ngạt mũi. Tránh tập luyện ngoài trời khi không khí ô nhiễm vì nó kích thích đường hô hấp và khiến bạn bị nghẹt mũi nặng thêm.

- Tránh những kích thích như khói thuốc, mùi sơn, mùi nước hoa, rượu... vì chúng làm bạn khó chịu hơn.

- Tỏi: Có tác dụng chữa cúm hiệu quả, tỏi có khả năng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm. Hằng ngày, bạn giã tỏi và xông mũi bằng cách ngửi nhiều lần, nhưng tốt nhất vẫn là ăn trực tiếp. Nếu cảm thấy khó ăn, bạn có thể ngâm tỏi với dấm và ăn dần.

- Rau kinh giời, lá tía tô : Hai loại lá này cực tốt trong việc chữa cảm cúm nhờ vị cay, tính ấm. Cách thực hiện rất đơn giản: Cho một nắm kinh giới, một nắm tía tô sắc lấy nước uống. Sau khi uống, mẹ bầu nên ăn thêm cháo và giữ ấm cho cơ thể.

- Hành: Với tính sát khuẩn mạnh, hành là vị thuốc giúp trị cảm hiệu quả và cũng là nguyên liệu chống động thai. Mẹ bầu có thể nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn nóng và giữ ấm cơ thể. Ngoài cháo, mẹ có thể cho hành vào trứng gà kèm kinh giới, tía tô để chiên hoặc hấp.

- Một số bài thuốc dân gian khác: Chanh muối, quất mật ong, trà gừng, cháo hành củ, cháo táo đỏ bí ngô đường phèn, cháo gà…

Mỹ Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]