Người trầm cảm thường có những triệu chứng gì?

Không chỉ đơn thuần chỉ là buồn chán, trầm cảm là một chứng bệnh nghiêm trọng có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

15.6326

Trên thực tế, trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần phổ biến nhất và cũng là thủ phạm đứng đầu trong danh sách những nguyên nhân dẫn đến các hành động tự làm tổn tương bản thân, thậm chí là tự sát.

Các triệu chứng như buồn bã, chán nản, lo âu... kéo dài trên hai tuần có thể là dấu hiệu của trầm cảm.

Biến động tâm trạng là một dấu hiệu thường gặp, tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài từ hai tuần trở lên và không chỉ dừng ở việc thay đổi tâm trạng mà kèm theo một số triệu chứng khác như chán nản, giận giữ… rất có thể bạn đã bị trầm cảm.

Triệu chứng của căn bệnh này có thể khác nhau ở mỗi người, tuy nhiên, dưới đây là một số triệu chứng thường gặp nhất và một số cách cải thiện:

1. Giận giữ và khó chịu

Bạn không có chút kiên nhẫn nào với những việc trái ý, bất kể lớn nhỏ. Dễ dàng cáu gắt, tức giận, bực mình và khó chịu với mọi thứ, mọi người xung quanh là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của trầm cảm.

2. Tuyệt vọng và cảm thấy vô dụng

Dấu hiệu thường gặp thứ hai của bệnh trầm cảm mà bạn cần lưu ý đó là dấu hiệu không còn nhìn thấy mặt tích cực của sự việc, sự vật và cảm thấy như thể mình không còn lựa chọn nào.

3. Mất đi sự say mê, hứng thú với cuộc sống

Bạn mất dần hứng thú với những thứ đã từng yêu thích, đồng thời gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và cảm nhận niềm vui từ mọi thứ xung quanh.

4. Buồn bã

Bệnh trầm cảm cũng có thể dẫn đến tình trạng khiến bạn không thể kiểm soát dòng suy nghĩ tiêu cực và có thể khóc mà không có bất kỳ lý do nào chính đáng.

5. Mệt mỏi và thiếu năng lượng

Một dấu hiệu đặc trưng khác của căn bệnh này là bạn có thể cảm thấy mệt mỏi kinh niên và không có động lực để bắt đầu công việc của mình.

Hối tiếc, dằn vặt bản thân vì những sai lầm trong quá khứ cũng có thể là một biểu hiện bất thường.

6. Cảm thấy tội lỗi

Thường xuyên tự trách móc, chỉ trích bản thân vì những sai lầm đã phạm trong quá khứ, cũng là một dạng cảm xúc khá phổ biến ở những người bị rối loạn trầm cảm.

7. Gặp vấn đề với việc tập trung

Ở người bệnh trầm cảm, khả năng suy nghĩ bị trì trệ khiến việc tiếp nhận chậm lại và dẫn đến những vấn đề về sự tập trung, cũng như khó khăn trong việc ra quyết định.

8. Thay đổi vị giác và/ hoặc giấc ngủ

Thay đổi hói quen ngủ và ăn uống cũng là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Những thay đổi này có thể bao gồm ăn uống hoặc ngủ quá nhiều hoặc quá ít.

9. Hành vi thiếu thận trọng

Khi gặp phải những cảm xúc tiêu cực, bạn tìm cách giải tỏa bằng rượu, ma túy, cờ bạc và các hoạt động nguy hiểm khác.

10. Có suy nghĩ tự tử

Đôi khi ý định tự sát có thể thoáng qua trong đầu chúng ta trong một hoàn cảnh náo đó, tuy nhiên, nếu ý định gây tổn hại bản thân và có thể dẫn đến hành động là một triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng, cần điều trị ngay lập tức.

Yoga và thiền định là những biện pháp hữu ích cho bệnh nhân trầm cảm.

Một số lời khuyên để đối phó với bệnh trầm cảm:

Hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ và đừng tự khiến bản thân bị quá tải bằng cách làm nhiều việc cùng lúc.

Liên lạc với mọi người và tìm kiếm sự giúp đỡ. Đừng ngại nhờ vả, bởi đây cũng là cách đem đến cho người khác niềm vui khi làm việc tốt.

Thách thức những suy nghĩ tiêu cực bằng những ý nghĩ và việc làm tích cực.

Ăn uống lành mạnh cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho tâm trí của bạn.

Tăng cường hoạt động thể chất, kết hợp yoga, thiền định vào chế độ tập luyện hàng ngày.

Biết ơn và sống tỉnh thức trong hiện tại. Bắt đầu và kết thúc mỗi ngày bằng một lời cảm ơn.

Vui cười và xem một bộ phim yêu thích.

Hiểu (tìm hiểu) bản thân mình.

Và cuối cùng, những hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý sẽ giúp mở ra cánh cửa đi đến sự hiểu biết về cách suy nghĩ và lựa chọn của bản thân bạn. Thấu hiểu bản thân chính là ánh sáng dẫn đến một lối sống lành mạnh, trọn vẹn và hạnh phúc hơn.

Theo Thái Vân - Phụ nữ và Gia đình

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]